当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【cup quoc gia tho nhi ky】Phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

【cup quoc gia tho nhi ky】Phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

2025-01-10 17:19:40 [Thể thao] 来源:Empire777

phai chuyen tu tu duy san xuat nong nghiep sang tu duy kinh te nong nghiep

ĐB Trần Trí Quang phát biểu tại hội trường.

Cần xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt

Chia sẻ về những thành quá,ảichuyểntừtưduysảnxuấtnôngnghiệpsangtưduykinhtếnôngnghiệcup quoc gia tho nhi ky ĐB Trần Trí Quang (Đồng Tháp) cho rằng: Những thành quả vượt trội về KT-XH mà nước ta đã đạt được trong năm 2018 đã tạo được niềm tin sâu sắc trong xã hội. Đặc biệt khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,6%, đóng góp 8,8 mức tăng trưởng chung đã khẳng định cơ cấu nông nghiệp nông thôn đã dịch chuyển đúng hướng, qua đó tạo dựng nền tảng vững chắc cho cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ĐB Quang vẫn cảm thấy lo lắng trước nhiều khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra trong thời gian tới. Nền nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công. Sản xuất nông nghiệp chưa phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Nền nông nghiệp còn chịu nhiều rủi ro về thị trường, dễ bị tổn thương.

Nêu đề xuất, ông Quang cho rằng: Cần tiếp tục tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn về thể chế, về nguồn lực, cơ sở hạ tầng trong tái cơ cấu nông nghiệp, như việc sửa đổi chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất. Việc chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, trồng cây ăn trái mang hiệu quả nhiều hơn.

Cùng với đó, việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó hướng tới xây dựng chuỗi ngành hàng nông sản còn chậm. ĐB tỉnh Đồng Tháp đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể và quyết liệt hơn.

Trong khi đó, ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) lại cho rằng việc ban hành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn có những bất cập. Trong chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, nhà nước có nhiều chính sách chung, chính sách ưu đãi riêng với các hợp tác xã nhưng số lượng hợp tác xã được hưởng chính sách hỗ trợ còn hạn chế. Các chính sách chưa đi vào cuộc sống như chính sách về tín dụng cả nước chỉ có 35 hợp tác xã được vay gần 70 tỷ đồng vốn từ ngân hàng thương mại không có tài sản bảo đảm, còn không ít hợp tác xã muốn vay thì các thành viên hợp tác xã phải thế chấp bằng sổ đỏ của gia đình mình nên chưa bảo đảm nguồn vốn cho hợp tác xã hoạt động.

Bên cạnh đó, theo ĐB, tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới là cần thiết và đúng đắn, nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ô nhiễm của các làng nghề nhất là các làng nghề truyền thống vẫn là vấn đề lớn trong xử lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn hiện nay. Chỉ có 27,6% tổng số làng nghề có nước thải công nghiệp được thu gom nước thải tập trung. 20,9% tổng số làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp.

“Để khắc phục tồn tại nêu trên, tôi đề nghị phải rà soát lại việc thu và sử dụng nguồn thuế, phí bảo vệ môi trường tại các địa phương dành một phần nguồn ngân sách trung ương làm cơ chế và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác cho việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng” – ĐB Diến nói.

Ở khía cạnh khác, ĐB Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hòa) nêu thực trạng được mùa mất giá vẫn tiếp tục tái diễn, việc giải cứu nông sản như thanh long, chuối, khoai tây thời gian vừa qua cho thấy cơ chế liên kết 5 nhà vẫn chưa hiệu quả, phát triển hợp tác xã, đầu tư công nghiệp chế biến sau thu hoạch, công tác quy hoạch trong nông nghiệp cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp hiệu quả hơn.

ĐB Trương Anh Tuấn (Nam Định) thì cho rằng cần xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sản Việt, nhưng ông Tuấn băn khoăn "loại giống nào ở đâu nuôi trồng tốt lại chưa rõ, bởi thương hiệu chưa rõ, tốt xấu lẫn lộn khiến sản phẩm mất giá. Ông đề nghị cần có các cuộc thi công khai tôn vinh chất lượng sản phẩm nông nghiệp, định hướng sản xuất cho nông dân.

“Hiện Việt Nam có trên 200 loại thóc, tương ứng hơn 200 loại gạo, địa phương nào cũng tự hào mình có gạo ngon, đặc sản nhưng thực tế chưa chắc chắn vì chúng ta đã tổ chức thi gạo ngon bao giờ đâu. Thực tế đã có thi hoa hậu bò sữa, nhưng lúa gạo gắn với người dân Việt Nam hàng nghìn năm thì lại chưa có cuộc thi gạo ngon nhất nào được công khai” – ĐB Tuấn nói.

ĐB tỉnh Nam Định mong rằng ngành Nông nghiệp tới đây sẽ sớm vinh danh cho sản phẩm gạo Việt, qua đó xây dựng thương hiệu nông sản, giúp nông dân sản xuất sản phẩm có giá trị bền vững cao.

Giá gạo Việt Nam đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ

Giải trình làm rõ một số vấn đề tăng trưởng, cơ cấu trong nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, hết tháng 9 nông nghiệp tăng 3,65% là "mức cao trong nhiều năm gần đây".

Về tái cơ cấu nông nghiệp, ông Cường khẳng định, tổng kết 5 năm cho thấy cơ cấu lại Ngành đang đi đúng hướng, sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng; nông sản đã xuất khẩu đi 180 quốc gia.

Tổng giá trị nông sản xuất khẩu đạt 200 tỷ USD trong 5 năm; có 30 nhóm sản phẩm "trục" quốc gia xuất khẩu từ 1 tỷ USD. Các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng... từng bước đều áp dụng công nghệ cao phù hợp với quy mô, quản trị.

Ông ví dụ, 5 năm trước giá gạo Việt Nam ở rất thấp, thì hiện đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ... đảm bảo cơ cấu, giá trị. Như năm 2018, xuất khẩu gạo cao nhất về lượng, giá trị. Theo báo cáo của Bộ, hết tháng 6/2018 giá gạo Việt Nam là 450 USD một tấn, trong khi Thái Lan là 430 USD và Ấn Độ là 410 USD.

Liên quan tới phát triển nông thôn mới, ông Cường nêu một số thách thức, nếu không cẩn trọng dẫn tới thực trạng tăng khoảng cách giàu nghèo tại các nơi vùng sâu, vùng xa khi thưc hiện nông thôn mới. Dù vậy, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin, hơn 40% số xã đã đạt chỉ tiêu nông thôn mới. Về cơ bản sẽ "cán đích" hoàn thành mục tiêu 50% số xã đạt nông thôn mới trước một năm. Tập trung vào thúc đẩy sản xuất, môi trường thông qua xã hội hoá... là những giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Nông nghiệp cũng cho rằng, với diễn biến biến đổi khí hậu phức tạp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không được chủ quan trong những tháng cuối năm, đề phòng tình trạng xảy ra bão lũ ở khu vực phía Nam. Nếu nhìn lại năm 2016, 2017 thì "càng thấm thía điều này". Hai năm qua đã gặp phải tình cảnh lũ chồng lũ, nên không thể chủ quan.

Nguy cơ nữa là dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nơi rất gần với biên giới Việt Nam, cũng đã xuất hiện dịch bệnh.

"Từ nay tới cuối năm chỉ còn 2 tháng nên bất kỳ điều gì xảy ra sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng", ông Cường nói.

Cũng theo Bộ trưởng, tình hình diễn biến thời tiết năm tới sẽ chuyển sang El Nino nên sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và ngay thời điểm này "phải có ý thức giữ thành quả 2018, có giải pháp ngay củng cố và giữ thành quả này trong năm 2019".

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读