【trưc tiêp bong đá】Tọa đàm về Nghị quyết 128/NQ
Nghị quyết 128/NQ-CP: “Chìa khóa” quyết định để phục hồi kinh tế |
Tọa đàm có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trần Quốc Phương,ọađàmvềNghịquyếtrưc tiêp bong đá Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Liên Hương, Tiến sĩ Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, Ông John Rockhold - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) (tham dự trực tuyến), Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng -nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghị quyết 128/NQ-CP đặt “nền móng” cho tăng trưởng sau đại dịch
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, Nghị quyết 128/NQ-CP được triển khai đến nay đã tròn 1 năm và đây là Nghị quyết có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế-xã hội trong cả nước.
Thời điểm cuối tháng 9/2021, khi Tổng cục Thống kê công bố kết quả tăng trưởng GDP, mức giảm rất sâu đến -6%. Nguyên nhân bởi khi đó Việt Nam kiểm soát dịch bệnh bằng cách hạn chế sự di chuyển của người dân nhằm hạn chế sự lây lan. Việc kinh tế tăng trưởng âm cho thấy sự khốc liệt của dịch bệnh COVID-19 thời điểm đó.
Chính vì vậy, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận Nghị quyết 128/NQ-CP ra đời là bước ngoặt mạnh mẽ và tác động kịp thời tới sự tăng trưởng của cả nền kinh tế. Ngay quý IV/2021, GDP cả nước đã đạt kết quả dương. Và từ đó cho đến nay, bước sang quý III/2022, cùng với Nghị quyết 128/NQ-CP là Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành và một số giải pháp khác đã tác động rất tích cực tới cả nền kinh tế.
Với các giải pháp bổ sung như vậy, đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi rõ nét và đang được duy trì cho đến nay, hướng đến trạng thái phục hồi và tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
Ông Trần Quốc Phương cũng cho biết, Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả tăng trưởng quý III và 9 tháng năm nay với con số tăng trưởng GDP là 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021 là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là con số ta chưa bao giờ thấy được khi kết quả tăng trưởng GDP lên tới 2 con số. Và bình quân 9 tháng đạt tăng trưởng 8,83%, cũng là mức tăng trưởng cao.
“Có thể thấy, kết quả tăng trưởng trong quý III năm nay với con số 13,67% không phải con số ngẫu nhiên mà là sự tăng trưởng thực chất của nền kinh tế do nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi”- Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm Tọa đàm về Nghị quyết 128/NQ-CP. Ảnh VGP |
Thời điểm dịch bệnh diễn ra và sau dịch bệnh, nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Trong năm nay, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn khi giá vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng rất cao nhưng ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2022 tiếp tục tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, ngành công nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh với mức tăng 9 tháng năm 2022 đạt 9,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%.
Về dịch vụ, với chính sách mở cửa du lịch, hầu hết các ngành dịch vụ trong nước đều phục hồi. Du lịch quốc tế vẫn còn đang ở con số khiêm tốn, tính chung 9 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 1.800.000 lượt người, gấp 16,4 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 85,4% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa có dịch COVID-19. Mặc dù vậy, những ngành khác như vận tải, dịch vụ đều phục hồi mạnh mẽ.
“Có thể thấy, Nghị quyết 128/NQQ-CP đã đặt nền móng rất lớn, là bước ngoặc quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế như ngày hôm nay”- đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.
Trong khi đó, nhìn nhận những kết quả mà Nghị quyết 128/NQ-CP đã mang lại cho nền kinh tế, Tiến sĩ Phan Đức Hiếu cho rằng: Nghị quyết ra đời đã thể hiện sự thay đổi về cách tiếp cận, phương pháp chống dịch và phát triển kinh tế. Từ việc chống dịch bằng mọi giá tại thời điểm đó, Việt Nam nhắc nhiều đến từ "mục tiêu kép" tức là phải cân bằng giữa việc chống dịch và phát triển kinh tế. Đó là việc đằng sau của Nghị quyết 128/NQ-CP.
“Chúng ta hình dung ra cách tiếp cận mới này là chiến lược hơn, dài hạn hơn, tổng thể hơn. Tâm thế của chúng ta bắt đầu thay đổi, trước đây đâu đó chúng ta hơi sợ hãi, lúng túng, bị động, các địa phương độc lập với nhau thì nay phải thay đổi hẳn, buộc phải hợp tác với nhau, tự tin hơn trong giải quyết các vấn đề. Bài học đến bây giờ của Nghị quyết 128/NQQ-CP là giúp chúng ta tự tin hơn trong việc giải quyết tất cả vấn đề sau đó. Đây là điểm đạt được rất lớn”- Tiến sĩ Phan Đức Hiếu nhìn nhận.
Bên cạnh đó, ông Phan Đức Hiếu còn cho rằng, Nghị quyết 128/NQ-CP còn tác động đến các con số phát triển kinh tế. Trước khi chúng ta có NQ128, doanh nghiệp rất lúng túng và bị động trong tổ chức sản xuất, kinh doanh vì không lường trước được các biện pháp chống dịch như thế nào. Sau khi có Nghị quyết 128/NQ-CP, doanh nghiệp khôi phục được niềm tin, xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn và không lo lắng có thể bị chấm dứt hay gián đoạn bất kể khi nào và gây thiệt hại cho mình. Người dân cũng vậy, họ bắt đầu xây dựng cho mình kế hoạch sinh sống, làm việc dài hạn hơn. Nếu không có kế hoạch bài bản, dài hạn vững chắc thì rất khó tạo ra thành quả như ngày hôm này. Những bài học của Nghị quyết 128/NQ-CP rất nên rút ra ở 2 điểm: Đối với doanh nghiệp quan trọng nhất là tuyên bố rõ ràng, công khai, minh bạch, có thể dự đoán được và dài hạn. Đó là những điều rất nên coi là bài học cho phát triển từ nay đến những năm tiếp theo.
Nghị quyết 128/NQ-CP được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
Nhìn nhận dưới góc độ tác động đến lĩnh vực y tế, phát biểu tại tọa đàm Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng: COVID-19 là một đại dịch chưa từng có trong tiền lệ, đã, đang và còn tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho đến nay, toàn thế giới đã có hơn 612 triệu người mắc, hơn 6,5 triệu người tử vong.
Trước đại dịch nguy hiểm chưa từng có này, nhiều quốc gia hùng mạnh đều lúng túng, bị động. Khi đó đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã quyết liệt chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "dĩ bất biến, ứng vạn biến", "chống dịch như chống giặc nhưng phải đảm bảo khoa học, đồng bộ, hiệu quả".
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, tại thời điểm cam go này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Đây là 1 quyết sách sáng suốt, táo bạo, dũng cảm, thay đổi căn bản tư duy trong chiến lược phòng, chống dịch, quyết sách căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn trong nước, quốc tế, các bằng chứng khoa học, bám sát dự báo tình hình dịch bệnh, khả năng tiếp cận, cung ứng và tỉ lệ bao phủ vaccine phòng bệnh, sự sẵn có của thuốc điều trị với mục tiêu đặt tính mạng của người dân lên trên hết. Trước hết, vừa đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vừa tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.
Nghị quyết 128/NQ-CP đã bảo đảm cho Việt Nam thực hiện được mục tiêu kép và được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Ảnh Cẩn Dũng |
"Thực tế cho đến nay đã chứng minh Nghị quyết 128 là kịp thời, đúng đắn, tại thời điểm quyết định thành công: dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân trở lại bình thường, trẻ em được vui chơi, đến trường học tập an toàn"- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Nghị quyết 128 được dư luận, nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và cho rằng Nghị quyết đã tạo ra bước ngoặt trong tư duy, cách thức mới trong phòng, chống dịch, tạo sự linh hoạt, phá vỡ tình trạng đóng băng trong sinh hoạt của người dân cũng như các hoạt động kinh tế xã hội ở một số nơi trong thời gian trước; là chìa khóa hóa giải khó khăn, tạo tiền đề để thực hiện thành công mục tiêu kép, ổn định xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.
Đồng tình với ý kiến này, bà S. Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã rất sáng suốt trong việc đưa ra Nghị quyết này. Trước hết Việt Nam đã bao phủ tỉ lệ tiêm chủng rất cao và tỉ lệ này gia tăng theo thời gian. Việt Nam đã rất thành công trong việc kiểm soát lây lan của virus ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch nhờ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp tại nơi công cộng… Tôi cho rằng đó là một bài học kinh nghiệm nữa được rút ra ngay từ đầu đại dịch và có thể ứng dụng trong các giai đoạn tiếp theo trong việc kiểm soát và quản lý COVID-19. Thông qua Nghị quyết đã hỗ trợ nỗ lực này rất lớn.
“Nghị quyết 128/NQ-CP là văn bản vô cùng quan trọng giúp chúng ta cân bằng phát triển xã hội nói chung cũng như áp dụng các biện pháp y tế công cộng. Những điều Việt Nam đưa vào Nghị quyết 128/NQ-CP cũng là những điều Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo. Sau 1 năm chúng ta đang ở vị thế thoải mái hơn điều đó đã thể hiện rất rõ hiệu quả của Nghị quyết này” - bà S. Angela Pratt đánh giá.
Đánh giá về vai trò của Nghị quyết như “cầu nối” không để đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp, ông John Rockhold, Chủ tịch AmCham tại Việt Nam đánh giá: Nghị quyết 128/NQ-CP phản ánh sự thay đổi trong chiến lược phòng chống dịch của Việt Nam. Chiến lược này cũng được các nước trên thế giới sử dụng rộng rãi. Hiện tại hầu hết các quốc gia đang chấp nhận sống chung với virus, tức vừa chống COVID-19, vừa đồng thời phát triển kinh tế. Sự thay đổi này có ý nghĩa to lớn giúp duy trì các chuỗi cung ứng cũng như thu hút sự quan tâm của các công ty FDI khi đầu tư vào Việt Nam.
-
Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan ThiếtBảo vệ chung cư suýt đâm chết người vì...vũng nướcBắt khẩn cấp cô giáo đưa đón trẻ sau vụ bé trai bị bỏ quên trên xe ở Thái BìnhÁn chung thân cho kẻ cầm đầu đường dây sản xuất tiền giảHCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third timeVụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tùĐề nghị cấp hồ sơ cho công an vụ 'vẽ' khối lượng rút tiền tỷ ở Đắk LắkDấu ấn văn hóa Champa tại vùng đất Cố đô HuếPhê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn CaoTP.HCM: DNNN nộp ngân sách hơn 5.000 tỷ đồng
下一篇:Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Bắt giữ đối tượng cướp xe taxi ở Hà Nội trong đêm
- ·Nhiều cơ hội đầu tư từ FLC Villas & Condotel Quy Nhơn
- ·Hơn 1 tỷ đồng doanh thu chuyến hàng đầu năm làm từ thiện
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Vinafood 2 cho vay và bảo lãnh vay sai phạm hơn 1.700 tỷ đồng
- ·Giám đốc Công ty Đào Ngọc Bình bị bắt vì chiếm đoạt 62 tỷ đồng
- ·Bắt đối tượng bị công an 3 tỉnh truy nã, sau 13 năm lẩn trốn
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Bắt kẻ tự xưng nhà báo cùng 6 đối tượng cưỡng đoạt tài sản của nhiều người
- ·Vì sao chưa thể tuyên án cựu Chủ tịch Vimedimex?
- ·Điều tra nam nghi phạm cầm tuýp sắt cướp tiệm vàng ở Phú Thọ
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Bị đánh khi đang nằm võng, người đàn ông 36 tuổi đâm 2 thanh niên tử vong
- ·Xử tù cựu Giám đốc Sở GD
- ·Quý bà ở Hà Nội chi 1,6 tỷ đồng mua túi Hermes, bị lừa sạch
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Tiết kiệm lên đến 10% cho kỳ nghỉ sang trọng tại các thành phố lớn châu Á
- ·Bảo Việt đóng góp gần 9.000 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước
- ·Cựu cán bộ Thanh tra NHNN lý giải việc nhận quà từ thuộc cấp bà Trương Mỹ Lan
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Tăng lương tối thiểu vùng từ 1
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát: Thu hàng nghìn tỷ đồng và loạt bất động sản của các bị cáo
- ·Vợ ông Trần Quí Thanh được nhận lại hơn 183 tỷ đồng
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Tài xế rủ bác ruột dàn cảnh trộm gần 500 triệu đồng của khách
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Phan Quốc Việt liên quan vụ Chủ tịch AIC vi phạm đấu thầu ở TP.HCM như thế nào?
- ·Bắt nghi phạm đâm chết bạn vì nghi ngờ có quan hệ tình cảm với vợ mình
- ·Thiêng liêng hai tiếng Quê hương
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Năm 2015 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng xuất khẩu 237 triệu USD
- ·Lái xe tông chết 'tình địch' vì ghen ở Hà Nội
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu lao động tụt hạng vì thu phí cao
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Lái xe tông chết 'tình địch' vì ghen ở Hà Nội