【ti so cadiz】Nhóm học sinh lớp 8 sáng tạo thiết bị báo cháy
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:42:15 评论数:
Trước thực trạng cháy nổ gây ra nhiều thiệt hại,ọcsinhlớpsngtạothiếtbịti so cadiz nhóm học sinh Nguyễn Minh Khôi, Đặng Thành Tài và Bùi Minh Tuấn, học sinh lớp 8A5, Trường phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam (huyện Châu Thành A), đã cho ra đời sản phẩm “Mô hình cảnh báo và chữa cháy kết hợp thoát nạn thông minh”.
“Mô hình cảnh báo và chữa cháy kết hợp thoát nạn thông minh” đoạt giải nhì Hội thi STEM dành cho các trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Mong muốn áp dụng khoa học công nghệ phục vụ đời sống
Chia sẻ về lý do nghiên cứu sản phẩm, em Tài thông tin: “Khi đọc được những tin tức từ các vụ cháy, gây thiệt hại về người và tài sản, chúng em đã lên ý tưởng và bắt tay làm sản phẩm này, với mong muốn giúp đỡ mọi người phát hiện đám cháy trong thời gian vàng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản”.
Qua nghiên cứu trên thị trường về các thiết bị cảnh báo cháy, tuy có rất nhiều sản phẩm, nhưng chưa tối ưu các cách thức cảnh báo cháy đến người sử dụng. Chưa có hệ thống cảnh báo cháy và kết hợp với lối thoát hiểm tự động, dẫn đến việc chưa đảm bảo được an toàn khi có sự cố xảy ra. Sản phẩm “Mô hình cảnh báo và chữa cháy kết hợp thoát nạn thông minh” có cấu tạo từ nhiều linh kiện như các cảm biến (phát hiện khói, phát hiện nồng độ các chất khí), màn hình LED (báo cháy, báo phát hiện khói, phát hiện khí)…
Khi phát hiện khói, hệ thống sẽ kích hoạt cảnh báo bằng âm thanh gửi tín hiệu đến thiết bị di động của người dùng thông qua ứng dụng Blink trên điện thoại thông minh. Hệ thống được trang bị cảm biến khói, cảm biến nhiệt độ và cảm biến khí gas để phát hiện sớm các dấu hiệu cháy nổ. Ngay khi phát hiện khói, hệ thống sẽ kích hoạt vòi phun nước tự động và cửa thoát hiểm sẽ tự mở. Qua đây, giúp giảm thiểu thiệt hại về tài sản, thời gian xử lý sự cố.
Em Khôi cho biết: “Chúng em dành nửa tháng để nghiên cứu sản phẩm, khâu khó khăn nhất là lựa chọn các loại cảm biến. Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, tụi em lựa chọn được những cảm biến phù hợp, để khi lập trình các bộ phận cùng vận hành, mô hình phát huy hiệu quả trong cảnh báo cháy. Sản phẩm của chúng em, ngoài các cảm biến khói sẽ phát hiện ngay từ lúc đầu đám cháy khi mới bén lửa, để xác định phạm vi cụ thể của đám cháy, nhóm em lắp thêm cảm biến hồng ngoại. Tuy nhiên, do sử dụng đầu dò hồng ngoại phạm vi quét khoảng 80cm nên rất dễ bị nhiễu, vì các vật liệu nóng như đèn hoặc ánh sáng mặt trời cũng có thể nhiễu và phát cảnh báo, với hạn chế này của sản phẩm chúng em đang tập trung khắc phục”.
Khả năng ứng dụng cao
“Khác với các sản phẩm cảnh báo cháy đang bán trên thị trường, sản phẩm của chúng em có thể đo được nồng độ các chất khí có trong không khí và thiết bị phát hiện khói độ nhạy cao. Kết hợp cảnh báo theo các mức độ âm thanh, ánh sáng, gọi điện và báo động mạnh khi có nồng độ khói vượt mức cài đặt. Có màn hình hiển thị thông số cảm biến đo được trong lúc thực nghiệm. Sản phẩm có thể điều khiển hoạt động dựa vào phần mềm máy tính. Hiển thị thông số và liên kết với điện thoại thông minh. Có cửa thoát hiểm tự động”, em Tuấn chia sẻ.
Với những tính năng chữa cháy và giá thành cho một sản phẩm chưa đến 1 triệu đồng, hệ thống hy vọng có thể được triển khai rộng rãi tại các trường học, bệnh viện, văn phòng và các khu chung cư để nâng cao khả năng phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn cho mọi người.
Thầy Lê Thanh Liêm, giáo viên trực tiếp hướng dẫn nhóm học sinh, thông tin: “Trước khi thực hiện sản phẩm, 3 em học sinh đã xem các video, phóng sự về các vụ hỏa hoạn trên báo, đài. Các em thấu cảm với nỗi đau của nạn nhân và gia đình của họ, từ đó có thái độ nghiên cứu rất tích cực, trách nhiệm và quyết tâm cao. Qua quá trình nghiên cứu sáng tạo, các em không chỉ tạo ra sản phẩm có khả năng ứng dụng cao, còn nâng cao được năng lực về nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, vận dụng các môn học khoa học, công nghệ vào giải quyết vấn đề trong đời sống”.
Với tính ứng dụng cao, sản phẩm đã đạt giải nhì tại Hội thi STEM dành cho các trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hội thi này tìm kiếm những tài năng, dự án STEM tiềm năng đưa vào ươm tạo tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.
AN NHIÊN