Nỗi lo giảm “quá mức” thói quen mua sắm,ảnhbáosứcmuasắmtiêudùngcủaxãhộigiảmquámứmallorca vs tiêu dùngcủa xã hội, lần đầu tiên được “điểm mặt, chỉ tên” một cách rõ ràng. |
Lo sức mua “lao dốc”
Vẫn có 5 khó khăn, thách thức lớn với nền kinh tếtrong các tháng còn lại của năm 2020 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2020, diễn ra hôm qua (2/6) tại Hà Nội. Nhưng “danh sách” những khó khăn, thách thức này đã tương đối khác so với những khó khăn, thách thức được báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2020.
Ngoại trừ điểm giống nhau là nỗi lo suy giảm tăng trưởng do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, thì hiện tại, nỗi lo nghiêng về sự thay đổi về trật tự, vai trò, vị trí của các quốc gia trong quan hệ đối ngoại và thay đổi khoảng cách phát triển giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến dòng thương mại và đầu tưtới Việt Nam; lo xu hướng gia tăng mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệpdiễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ khiến những doanh nghiệp tiềm năng (có quy mô vừa và lớn, có thị phần nhất định và có vai trò dẫn dắt một số ngành quan trọng) có thể bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lo ngại xu hướng gia tăng cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trong khu vực để thu hút nhà đầu tư chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Và quan trọng không kém là lo nguy cơ tiềm ẩn phản ứng “quá mức” của thị trường với các thông tin xấu (về Covid-19) dẫn đến việc giảm “quá mức” thói quen mua sắm, tiêu dùng của xã hội.
Nếu 4 thách thức trên đã ít nhiều từng được nhắc tới, thì nỗi lo giảm “quá mức” thói quen mua sắm, tiêu dùng của xã hội, lần đầu tiên được “điểm mặt, chỉ tên” một cách rõ ràng, dù đây đó, vẫn có những ý kiến của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách về chuyện tổng cầu suy giảm.
Không quá khó để lý giải vì sao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định đó. Dù trong tháng 5, nền kinh tế đã chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động”, song vẫn chưa đủ sức để khuấy động thị trường.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5/2020 đã khởi sắc, tăng 26,9% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính chung, 5 tháng đầu năm, con số này giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá cả, thì sức mua của nền kinh tế - biểu thị qua chỉ số bán lẻ hàng hóa - thậm chí còn giảm tới 8,6% so với cùng kỳ. Tuy “đỡ” hơn mức giảm 9,6% của 4 tháng đầu năm, nhưng nếu so với mức tăng 8,5% của cùng kỳ năm ngoái, thì đây quả là một chỉ số kinh tế vĩ mô rất đáng chú ý.
“Sức mua quá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất - kinh doanh và tăng trưởng kinh tế”, chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh đã nói như vậy với Báo Đầu tư và nhấn mạnh rằng, sức mua sụt giảm mạnh như vậy là điều cần được cảnh báo.
Hệ lụy của suy giảm sức mua
Cùng với chỉ số về tổng mức bán lẻ, còn một con số khác cũng được các thành viên Chính phủ lưu tâm khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm. Đó là tốc độ tăng của Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ là 1%, quá thấp so với mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.
Nếu “so bó đũa chọn cột cờ”, ở một góc độ nào đó, vẫn có thể nói đến tín hiệu tích cực của sản xuất công nghiệp. Bởi tháng 5/2020, IIP tăng 11,2% so với tháng trước. Điều này cho thấy, nền kinh tế đã thực sự chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động”, đã bắt đầu khôi phục lại sản xuất.