【ket qua bdn】Đến năm 2022, tiếp tục hạn chế cấp bảo lãnh chính phủ
时间:2025-01-25 19:37:34 出处:Cúp C2阅读(143)
Nợ công an toàn,Đếnnămtiếptụchạnchếcấpbảolãnhchínhphủket qua bdn tăng dư địa cho chính sách tài khóa | |
Chính phủ cân đối nợ công, ưu tiên huy động vốn cấp điện cho miền núi, hải đảo? | |
Giao dự toán chi ngân sách 2021 phù hợp với tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy |
Tỷ lệ dư nợ Chính phủ bảo lãnh/nợ công đã giảm liên tục, từ 17,60% năm 2015 xuống 12,2% năm 2019 và dư nợ bảo lãnh chính phủ/GDP đã giảm từ 11,1% năm 2015 xuống còn 6,7% năm 2019. Ảnh: internet. |
Kiểm soát chặt các khoản vay bảo lãnh
Trong giai đoạn 2011 - 2015, việc cấp bảo lãnh chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ của các công trình trọng điểm cấp bách của nhà nước do việc thu xếp vốn vay nước ngoài và trong nước của các doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều nhờ có bảo lãnh chính phủ.
Bộ Tài chính đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình, dự án với tổng số vốn cam kết tương đương 15,6 tỷ USD. Các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hầu hết là vay nước ngoài (14 tỷ USD/15,6 tỷ USD) với thời hạn trả nợ trung bình 12 năm. Tổng số tiền Chính phủ cam kết cấp bảo lãnh trong giai đoạn này đã gấp gần 3 lần giai đoạn 2007 - 2010 (tổng trị giá tương đương 5,75 tỷ USD).
Con số này cho thấy nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh chính phủ là một trong những áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong các năm tiếp theo.
Để đảm bảo thực hiện việc kiểm soát an toàn nợ công trong giai đoạn 2016-2020, từ cuối năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội phương án giảm mức rút vốn ròng hàng năm của các dự án vay nước ngoài ở mức 1,5 tỷ USD và trong nước là 5.000 tỷ đồng. Đề xuất này nhằm giảm dần tác động của vốn vay được bảo lãnh chính phủ lên nợ công, đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, dư nợ vay được Chính phủ bảo lãnh có thể ở mức 15,6% tổng dư nợ công và trong khoảng 10% GDP theo kịch bản đã trình Quốc hội (với giả định GDP dự kiến tăng 6,5 - 7%/năm và lạm phát khoảng 5%/năm).
Từ năm 2016, việc cấp bảo lãnh chính phủ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp được kiểm soát theo hướng bám sát chủ trương quản lý chặt chẽ bảo lãnh Chính phủ tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơ cấu lại kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.
Với việc ra đời của Luật Quản lý nợ công năm 2017 (có hiệu lực từ 1/7/2018), Bộ Tài chính cũng đã báo cáo Chính phủ điều hành bảo lãnh chính phủ giai đoạn 2018 – 2020, đảm bảo dư nợ bảo lãnh chính phủ năm 2020 không vượt quá dư nợ năm 2015.
Sau khi Luật Quản lý nợ công năm 2017 có hiệu lực, từ cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương kiểm soát chặt chẽ các khoản vay; hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.
Hạn chế cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước
Với những căn cứ trên, trong năm 2016, Bộ Tài chính chỉ cấp bảo lãnh chính phủ cho 1 dự án vay nước ngoài với trị giá bảo lãnh là 170 triệu USD. Năm 2017, không có dự án đầu tư nào được cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay mới mặc dù có một số dự án đăng ký từ năm 2016 đã dự kiến chuyển sang năm 2017 do không thể hoàn thành việc thu xếp vốn với các đối tác nước ngoài (tổng trị giá khoảng 2,8 tỷ USD, hầu hết là các dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện).
Đến năm 2018, Bộ Tài chính đã thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp bảo lãnh cho 2 dự án đầu tư trong lĩnh vực điện (nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng của EVN và Sông Hậu 1 của PVN) vay nước ngoài với trị giá là 1.614 triệu USD. Trong năm này, Bộ Tài chính không thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ cho các dự án vay vốn trong nước.
Năm 2019, Bộ Tài chính không thực hiện thẩm định và cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới trong và ngoài nước để đầu tư các dự án.
Như vậy, việc hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ cho các dự án mới đã dẫn đến tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng giảm dần qua các năm đến năm 2020 theo lộ trình dự kiến.
Cụ thể, tổng trị giá giải ngân của các dự án bảo lãnh vay trong nước và nước ngoài dự kiến 46.000 tỷ đồng. Số rút vốn ròng các dự án bảo lãnh vay nước ngoài dự kiến là 363 triệu USD (tương đương 8.360 tỷ đồng), nằm trong hạn mức đã được phê duyệt là 700 triệu USD, số rút vốn ròng các dự án bảo lãnh vay trong nước dự kiến là âm 4.750 tỷ đồng, tiếp tục đà giảm.
Được biết, trong giai đoạn 2020 - 2022, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và vay nước ngoài; hạn mức bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài hàng năm đảm bảo tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước.
上一篇: Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
下一篇: Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
猜你喜欢
- Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- Yêu cầu gắt gao của TQ nhằm giảm tình trạng “học điên cuồng” ở học sinh
- Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cùng tăng mạnh
- Học sinh TP.HCM đi học lại ngày 4/5
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- Học sinh tiểu học, THCS tiếp tục trở lại trường trong ngày Sài Gòn nắng gắt
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi
- Hoàn thiện các nội dung chuẩn bị tổ chức Diễn đàn kinh doanh và Pháp luật năm 2024
- Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách