Chiều 25/11,ĐạibiểuQuốchộiPhimđanghấpdẫntựdưngcắtngangđểquảngcáorấtvôduyêxem kết quả bóng đá lưu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Đóng góp ý kiến về quảng cáo trên báo nói, báo hình, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề cập thời gian qua, có trường hợp xem phim, hoặc nội dung khác, khi đang tới chỗ hấp dẫn, tự dưng cắt ngang chèn quảng cáo.
Cho rằng đây là điều “hết sức là vô duyên, không tôn trọng khách hàng”, đại biểu đề nghị cần quy định quảng cáo trong thời điểm nào cho phù hợp, “chứ tự nhiên người ta đang xem, cắt ngang nhào vô quảng cáo thì kỳ lắm”.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) cũng cho rằng cần cân bằng lợi ích khi quảng cáo trên truyền hình. Đại biểu này đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành đối với thời lượng quảng cáo trên truyền hình trả tiền là 5%. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường truyền thông, mặc dù việc tăng thời lượng quảng cáo có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn cho các nhà đài, tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với nhiều phiền toái và bất tiện hơn.
Theo nữ đại biểu đoàn Lâm Đồng, việc tăng thời lượng quảng cáo sẽ làm giảm trải nghiệm của người xem, mặc dù xem trên kênh truyền hình do chính mình trả tiền.
"Việc liên tục bị ngắt quãng bởi các đoạn quảng cáo sẽ làm giảm sự tập trung và hứng thú của người xem đối với chương trình đang theo dõi. Điều này đặc biệt đúng với các chương trình có tính chất liên tục như phim truyền hình, thể thao; hoặc để có thêm thời gian phát sóng quảng cáo, các nhà đài có thể cắt giảm hoặc kéo dài thời lượng các chương trình, dẫn đến việc giảm chất lượng nội dung và làm mất đi sự hấp dẫn vốn có của các chương trình đó", bà Tú Anh nói.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho biết, người xem đã trả phí để được trải nghiệm dịch vụ truyền hình chất lượng cao, việc phải xem quá nhiều quảng cáo sẽ khiến họ cảm thấy bị làm phiền và không được tôn trọng.
Về quảng cáo trên báo nói, báo hình, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh) cho biết, Điều 22 của luật hiện hành được sửa như sau:“Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình phim truyện có thời lượng dưới 30 phút được ngắt để quảng cáo hai lần, cứ mỗi 15 phút tăng trong thời lượng chương trình được ngắt quảng cáo thêm 01 lần; mỗi lần ngắt để phát quảng cáo không quá 05 phút”.
Theo đại biểu, tổng một chương trình vui chơi giải trí 60 phút thì có 40 phút nội dung, 20 phút quảng cáo; tổng một chương trình phim truyện chiếu 60 phút thì 45 phút chiếu phim và 15 phút quảng cáo (quảng cáo 3 lần). Như vậy, thời lượng quảng cáo chiếm khoảng 1/4 thời lượng chương trình vui chơi giải trí/phim.
Với quy định này dự thảo Điều 22 Luật Quảng cáo đã quy định rõ hơn phạm vi thời lượng quảng cáo đối với chương trình vui chơi giải trí/phim; gia tăng thời gian quảng cáo và số lần quảng cáo, tuy nhiên chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người xem truyền hình.
Đại biểu cho rằng, để cân bằng được lợi ích giữa các đài truyền hình với người sử dụng dịch vụ truyền hình, cần điều chỉnh quy định số lần ngắt, thời gian quảng cáo phù hợp với thời lượng các tập phim. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Quảng cáo cần phải khảo sát về ý kiến của người xem truyền hình trong việc tăng thời lượng quảng cáo và số lần quảng cáo.
Bên cạnh đó, việc quy định khống chế thời lượng quảng cáo là cần thiết, một chương trình giải trí hoặc 1 bộ phim không nên quá 1/5 thời lượng chương trình dành cho quảng cáo và ngắt không quá 2 lần.