Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến chống bão số 4 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương với 17 địa phương từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và các tỉnh miền núi phía Bắc chiều 2/10. Xác suất 50% bão số 4 đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng Tin bão mới nhất do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phát đi cho thấy,ãomớinhấtBãosốcóthểđổbộQuảkết qua bong đa lúc 16h ngày 2/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ vĩ Bắc; 118,3 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 660km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11. Bão số 4 - Mujige (Cầu Vồng) được các chuyên gia nhận định là hiện tượng hiếm gặp do hình thành từ áp thấp nhiệt đới ngay trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Các trung tâm dự báo quốc tế đều có chung nhận định, bão Cầu Vồng đang có xu hướng mạnh lên, và sẽ hình thành vùng gió nguy hiểm trên cấp 10. Hiện tại, bão Cầu Vồng đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nghe báo cáo những thông tin mới nhất về cơn bão số 4 và chỉ đạo các địa phương biện pháp ứng phóÔng Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, trưa nay, 2/10 đã đi vào biển Đông với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Trong chiều 2/10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã đưa ra 3 kịch bản về hướng đi của bão. Kịch bản một bão đi vào Quảng Tây (Trung Quốc), phía Việt Nam sẽ mưa ít, gió nhẹ. Sác xuất của kịch bản là 40. Kịch bản 2 có xác xuất cao nhất (50%) là bão số 4 sẽ đi vào Quảng Ninh – Hải Phòng vào sáng 5/10. Kịch bản 3 là bão đi vào phía Nam đồng bằng Bắc Bộ với tỷ lệ xác suất 10%. Kịch bản 2 là kịch bản xấu nhất, nếu bão vào Quảng Ninh, vùng thấp sẽ đi thẳng vào Lạng Sơn, gây mưa lớn cho khu Đông Bắc, khu vực vùng núi phía Bắc. Nếu kịch bản 2 xảy ra, ông Cường nhận định: “Từ ngày 5 đến ngày 7/10 ở Bắc Bộ sẽ xuất hiện một đợt mưa lớn với trọng tâm mưa là ở đồng bằng với lượng mưa lên tới 100- 200mm”. Tuy nhiên, hiện hướng đi của bão được dự báo sẽ đi qua bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (Trung Quốc) nên theo Cường, ở thời điểm này, nhận định bão số 4 có khả năng vào nước ta hay không là rất phức tạp. "Nếu chệch lên phía Bắc 30 đến 30km thì bão sẽ đổ bộ vào đất liền Trung Quốc, còn nếu đi chệch xuống 30 đến 50 km thì đổ bộ vào Quảng Ninh – Hải Phòng" - ông Cường nói. Quảng Ninh - Hải Phòng cần sẵn sàng chống bão số 4 Thông tin mới nhất về việc ứng phó với cơn bão số 4, tính đến chiều ngày 2/10, các cơ quan chức năng đã thông báo và hướng dẫn cho hơn 46.000 phương tiện, lồng bè, chòi canh thủy sản cùng hơn 231.300 người trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Phát biểu tại buổi họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho hay, hiện bão đang có xu hướng mạnh lên cấp 10, giật cấp 12,13. Như vậy, bão sẽ gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người dân khi đổ bộ. Đặc biệt, bão vào đất liền sẽ kéo theo mưa lớn nên các địa phương phải sẵn sàng cho mọi tình huống, có giải pháp ứng phó tối ưu, giảm thiệt hại về người và tài sản. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai Cao Đức Phát lưu ý, bão số 4 vào gần bờ sẽ mạnh lên, dù có thể khi vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), bão yếu đi nhưng sau đó lại mạnh lên. Cơn bão này cũng được dự báo mưa to và thiệt hại mưa lũ sau bão thời gian qua luôn lớn, do vậy các địa phương không được chủ quan. Đặc biệt lưu ý các địa phương về tình trạng mưa sau bão, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu lại tình huống mưa lớn ở Quảng Ninh mới đây, có những điểm mưa lớn mà tỷ lệ 1/1.000 năm mới có một lần mưa như vậy. Phó Thủ tướng chỉ đạo: "Tình trạng mưa sau bão thường khó dự báo mà thế giới cũng chưa thể dự báo chính xác được. Do vậy các lực lượng phải sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Xây dựng cho toàn dân nếp sống ứng phó với thiên tai, có các phương án tối ưu phòng tránh". Phó Thủ tướng cho rằng, Trung tâm đưa ra 3 phương án bão số 4 nhưng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chọn phương án xấu nhất là 50% bão vào các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng để chuẩn bị đối phó. Các tỉnh vùng ven biển Quảng Ninh đến Khánh Hòa phải kêu gọi kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm; kiểm tra mức độ an toàn của các lồng bè ở ven biển. Bộ GTVT chú ý đảm bảo giao thông được thông suốt, các tuyến đường không bị chia cắt khi có mưa lớn, lũ xảy ra. Bộ Thông tin và truyền thông phải đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt. Trên khu vực đất liền, các tỉnh, thành phải chuẩn bị đầy đủ phương án đối phó, chuẩn bị các vật tư, vật liệu, thực phẩm chuẩn bị ứng phó khi có bão xảy ra. Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam phải làm sạch các dòng thoát lũ, mở thêm các lòng thoát mới ở gần cửa hầm. |