Sáng 30/10,àmsaođểthunhậpngườidânkhuvựcnôngthônmớitiệmcậnvớiđôthịlịch thi đấu bóng đá tây ban nha đêm nay Quốc hội thảo luận về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đây là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia.
Không muốn thoát nghèo để hưởng trợ cấp
ĐB Trần Nhật Minh (Nghệ An) phản ánh thực tiễn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia khi còn hiện tượng các xã miền núi không đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025. Bởi nếu đạt chuẩn nông thôn mới, không còn thuộc đối tượng xã đặc biệt khó khăn, và không còn được hưởng chế độ an sinh xã hội như: bảo hiểm y tế, hỗ trợ gạo cho học sinh, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức.
ĐB cho rằng đây là vấn đề đáng lo ngại, cần được quan tâm xử lý sớm. Thực trạng này đã được đề cập trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 5.
Một số bộ, ngành chưa kịp thời có giải pháp khắc phục hạn chế tác động của các quyết định công nhận xã thôn khu vực 1, 2, 3 vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng chính sách của đối tượng đang sinh sống, học tập, công tác tại thôn xã đặc biệt khó khăn nay trở thành thôn, xã nông thôn mới.
Cũng tại kỳ họp thứ 5, báo cáo của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ đã đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên.
Vấn đề này đã được cử tri vùng dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số kiến nghị gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và tiếp tục kiến nghị tại kỳ họp thứ 6 này theo tổng hợp của Trung ương MTTQ Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được giải quyết. Do đó, ĐB Minh đồng tình với kiến nghị của đoàn giám sát, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thành trong năm 2023 việc bổ sung chính sách để giải quyết những bất cập khi triển khai thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng và địa bàn các xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Bởi vì, hầu hết các hộ dân sống ở các xã, thôn bản khu vực này đều là đồng bào dân tộc thiểu số, đa số là hộ nghèo, cận nghèo, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn.
Còn ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nêu hàng loạt con số về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến tháng 6/2023 các địa phương mới hoàn thành việc ban hành văn bản. Nông thôn mới đạt không đều, nhiều tỉnh có số xã đạt nông thôn mới dưới 30%, 16 huyện nghèo trắng xã nông thôn, chưa có huyện nghèo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Giải ngân vốn đầu tư năm 2023 đến tháng 8 đạt 50,5% kế hoạch, vốn đối ứng không đáp ứng yêu cầu, đạt khoảng 41,6% kế hoạch. Việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung chương trình đến năm 2025 là rất khó.
ĐB cho rằng về việc ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, đối với các vùng, khu vực thuộc đối tượng chính sách cần có lộ trình thực hiện cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tập quán cư trú. Theo ông không thể đánh đồng với địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
ĐB cho rằng cần xem lại tiêu chí phân bổ vốn và tỷ lệ vốn đối ứng nông thôn mới cho địa phương có tổng số xã không nhiều vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho phù hợp với thực tiễn để đảm bảo nguồn lực thực hiện.
Cần có tiêu chí việc làm, thu nhập của người dân
ĐB Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) nhấn mạnh xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Nhờ có chương trình mà diện mạo nông thôn đã phát triển tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của bà con nông dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Tuy nhiên, ông dẫn báo cáo của đoàn giám sát cho thấy còn nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập cần phải tháo gỡ. Điều cử tri rất quan tâm và còn nhiều băn khoăn là tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới hiện nay khá cao.
Ông nêu thực tế các địa phương vừa phải hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới, vừa phải xây dựng nông thôn mới ở xã còn lại, trong khi các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới ở giai đoạn trước hầu hết là xã đặc biệt khó khăn. Để đạt chuẩn giai đoạn này các tiêu chí lại đòi hỏi cao hơn cả về số lượng cũng như chất lượng.
Một thực tế khác cũng được ĐBQH nêu một số địa phương, nhất là cấp cơ sở là việc thực hiện xây dựng nông thôn mới có xu hướng thiên về hạ tầng, xây dựng cầu đường, trụ sở nhưng lại thiếu chú trọng tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng của người dân thông qua sinh kế.
ĐB tỉnh Thái Bình bày tỏ, một trong những yêu cầu quan trọng của xây dựng nông thôn mới là phải đi vào chiều sâu và chất lượng. Xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm thực chất, hiệu quả, bền vững, chú trọng xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thiện, nâng cao tiêu chí nông thôn mới tại địa phương, nhất là tiêu chí về đời sống người dân, giảm nghèo, thu nhập.
Thực tế khá phổ biến ở các địa phương đó là mối quan tâm đầu tiên thường là địa phương mình sẽ được bao nhiêu vốn, được phân công công trình gì, trong khi những vấn đề khác như là về kinh tế hợp tác, sinh kế của người dân chưa được chú ý.
"Thu nhập của người dân liên quan đến nhiều tiêu chí khác trong quá trình triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới. Vấn đề cử tri và người dân khu vực nông thôn rất quan tâm, đó là cần xây dựng nông thôn mới một cách thực chất, gắn với việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, tiệm cận dần với khu vực đô thị", ông nói.
Bình Minh và nhóm PV, BTV