【giải primavera 1 u19 ý】Vùng ngọt lao đao vì sụp lún và sạt lở đất
(CMO) Khi thấy con số thống kê toàn tỉnh đã có 147 tuyến lộ nông thôn bị sụp lún với chiều dài hơn 14 km, nhiều người rất quan tâm. Tuy nhiên, đó là con số của cách đây khoảng 1 tháng, còn hiện tại tình trạng sụp lún lộ giao thông nông thôn đã xác lập một kỷ lục mới khi vượt hơn 887 vị trí sụp lún, sạt lở đất với chiều dài hơn 21,1 km.
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, biểu thống kê thiệt hại do sụp lún, sạt lở đất do hạn đã lên đến 13 trang mà co chữ cỡ 9 khiến ai cũng phải bàng hoàng lo ngại. Không dừng lại ở đó, mức độ sụp lún và sạt lở đất sẽ càng nghiêm trọng hơn trong thời gian tới khi ông Lê Thành Huấn, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh đưa ra nhận định: "Tình trạng sụp lún, sạt lở hiện nay chỉ đang ở giai đoạn 1, vẫn còn giai đoạn 2 và 3 phía trước”.
Tình trạng sụp lún và sạt lở đất hiện nay hầu như diễn ra tập trung ở vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương thì mức độ không thua kém so với hậu quả mà Elnino năm 2016 để lại.
Đoạn lộ trên địa bàn xã Khánh Bình Đông bị sụp lún sâu với chiều dài hơn 20 m. |
Mùa khô năm 2016 là nỗi ám ảnh khiến nhiều người không thể quên được. Tình trạng khô hạn và xâm mặn năm ấy đã khiến trên 52 ngàn héc-ta lúa ở Cà Mau bị thiệt hại, tỉnh phải chi trên 80 tỷ đồng để hỗ trợ cho nông dân; Trên 52.400 ha tôm nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến bị chết do nắng nóng và độ mặn tăng cao, ước tính thiệt hại trên 200 tỷ đồng.
Đối với lộ nông thôn, đã có hàng chục ngàn ki-lô-mét bị sụp lún, sạt lở hay hư hỏng do rạn nứt, tỉnh phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục. “Có thể nói, việc khắc phục hậu quả do hạn hán năm 2016 để lại đối với lộ nông thôn kéo dài đến hết năm 2019 mới cơ bản. Các địa phương phải huy động tổng lực từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư khắc phục, sửa chữa, đường sá mới trở lại phẳng phiu như hiện nay”, ông Huấn cho biết thêm.
Còn tại sao nước dưới các tuyến kênh trên vùng ngọt hiện nay lại trở nên khô hạn nhanh đến thế thì cần tìm hiểu kỹ hơn về tập quán canh tác của người dân cũng như điều kiện tự nhiên ở vùng này. Vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời đến tháng 10 là đồng loạt đóng các cống để ngăn mặn, nước hầu như chỉ còn dưới kênh mương. Trong khi đó vùng này người dân gần như không có diện tích hoang hoá, từ ruộng lúa, hoa màu cho đến vườn cây ăn trái. Để đảm bảo sản xuất hiệu quả, trong giai đoạn này hộ nào cũng tranh thủ dùng máy bơm để trữ nước trên ruộng làm lúa, sản xuất hoa màu… trong khi lượng nước dưới các kênh mương không có bao nhiêu nên tốc độ khô hạn của các kênh diễn ra rất nhanh. “Nếu tình trạng sản xuất như hiện nay kéo dài, không chỉ có hạn hán mới xảy ra sụp lún mà cả những năm bình thường cũng sẽ bị”, ông Huấn nhận định.
Phân tích sâu hơn về chuyên môn, ông Huấn chỉ ra thêm, vùng đất Cà Mau là vùng đất than bùn nên độ rỗng trong đất rất cao, khi gặp khô hạn kéo dài dẫn đến khoảng không trong đất lớn và tất nhiên là tình trạng sạt lở và sụp lún sẽ diễn ra.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân khiến tình trạng sụp lún ngày một nhiều, đó là một số hộ dân dọc theo các tuyến kênh, rạch khai thác quá mức từ đáy kênh bằng các máy bơm hút và máy đào. Điều này còn lý giải vì sao các điểm sụp lún thường xuất hiện trước nhà dân.
Hiện nay, ngoài 887 điểm đã xảy ra sụp lún, sạt lở thì hàng loạt những tuyến đường cũng trên vùng ngọt hoá Trần Văn Thời đang trong tình trạng rạn nứt dọc dài và sâu. Theo dự báo, thời gian tới, nhất là khi mùa mưa bắt đầu, sạt lở đất ven kênh, rạch còn xảy ra nghiêm trọng hơn.
Phân tích thêm nguy cơ sụp lún sẽ diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài hết tháng 4 như dự báo, ông Huấn chỉ rõ, giai đoạn 2 là giai đoạn khi nền đường trở nên khô dữ dội, cùng với tác động của tải trọng xe sẽ làm mặt đường bị lún sụp tại chỗ, tạo ra gợn sóng và mặt đường bị rạn nứt. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là giai đoạn 3, tức là lúc mưa xuống. Nếu mưa từ từ còn đỡ, nhưng khi mưa nhiều đường không những bị trượt mà còn có hiện tượng lún rất sâu. Đây là giai đoạn phá hoại dữ dội nhất.
Thực tế và dự báo là vậy, nhưng để khắc phục được tình trạng sụp lún và sạt lở hiện nay và thời gian tới thì gần như là không thể. Bởi lẽ, nguyên nhân chính gây sạt lở hiện nay là do mất áp lực nước (do kênh khô). Do đó, giải pháp tốt nhất là cân bằng lại áp lực nước, tức phải cho nước vào các kênh mương. Mà thực tế điều kiện không có nguồn nước ngọt bổ sung như Cà Mau thì biện pháp này chỉ là lý thuyết. Còn việc tiến hành gia cố cừ để kè thì theo ông Huấn cũng không khả thi do khung trượt quá sâu, chiều dài của cừ không đảm bảo nên không có tác dụng. Đồng thời, hiện nay, để vận chuyển vật tư vào khắc phục là vô cùng khó do đường thuỷ hiện đã không còn hoạt động được. Do đó, trước mắt, tại những điểm sạt lở nhẹ, thì chính quyền địa phương và người dân sử dụng vật liệu tại chỗ để đảm bảo an toàn trong lưu thông cũng như căng dây, cắm biển cảnh báo…
Từ hậu quả của đợt hạn hán năm 2016 và những thiệt hại ban đầu của năm 2020 này, vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục để người dân sản xuất lúa vụ 3 hay không? Hay nên chuyển sang canh tác 1 vụ màu, 1 vụ lúa? Bởi việc sản xuất lúa vụ 3 tiêu tốn rất nhiều nước và đây là một trong những nguyên nhân khiến các kênh bị cạn nước nhanh dẫn đến tình trạng sụp lún và sạt lở diễn ra nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, sản xuất lúa vụ 3 thời gian qua hiệu quả rất thấp, một phần do chi phí đầu vào cao, rủi ro cao, năng suất thấp, giá thành sản phẩm lại thấp. Và câu chuyện lúa bị thiệt hại, người dân đang bị thương lái ép giá do không có đường vận chuyển… là một minh chứng. Còn riêng đối với quá trình nạo vét kênh mương thuỷ lợi thì ông Huấn cho rằng, các đơn vị chủ đầu tư cần phải hết sức lưu ý, phải tránh tình trạng nạo vét quá sát bờ.
Trong suốt thời gian qua, việc làm lộ giao thông nông thôn của tỉnh chủ yếu được tập trung làm từ mặt đường, còn hiện nay tình trạng sụp lún lại chủ yếu là phần nền đường. Do đó, để khắc phục phải bắt đầu từ nền đường. Đây là một bài toán vô cùng khó do chi phí lớn, giao thông đường bộ bị hạn chế, còn giao thông thuỷ gần như kiệt quệ./.
Nguyễn Phú
下一篇:Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
相关文章:
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Showbiz 22/9: Kasim Hoàng Vũ bác tin đồn qua đời
- Hai anh tài được 'hồi sinh' trở lại với Anh trai vượt ngàn chông gai là ai?
- Lập lại trật tự ở ngã tư Hà Nội, người đi xe máy đè vạch sơn cũng bị xử phạt
- Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- Showbiz 20/9: Phim kinh dị 'Cám' ra rạp, vợ chồng Lý Hải lên tiếng việc từ thiện
- Hai anh tài được 'hồi sinh' trở lại với Anh trai vượt ngàn chông gai là ai?
- Sao Kpop 18/9: Cụ bà 81 tuổi thi Hoa hậu Hoàn vũ Hàn Quốc
- Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- Dừng chân ở top 10 'Anh trai say hi', diễn viên Anh Tú nói gì?
相关推荐:
- Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Đào rãnh thoát nước trong vườn, phát hiện bom có bán kính phát nổ lên tới 1,5km
- Tổng Bí thư: Đất nước đang đứng trước ngưỡng cửa của một giai đoạn lịch sử
- Trực tiếp Anh trai vượt ngàn chông gai tập 11: Hai anh tài được hồi sinh là ai?
- Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- Showbiz 22/9: Kasim Hoàng Vũ bác tin đồn qua đời
- Thời tiết hôm nay, ngày mai tại 63 tỉnh thành phố được cập nhật nhanh nhất
- NTK Phan Đăng Hoàng gây ấn tượng mạnh tại Milano Fashion Week 2025
- Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- Showbiz 18/9: Hari Won gây tranh cãi, Akira Phan tiết lộ chuyện nợ nần
- Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- 90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%