【bóng đá hạng 2 tây ban nha】Bảo tồn nghệ thuật diễn xướng “Chàm thau” dân tộc Mường gắn với du lịch
作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:05:58 评论数:
VHO - Sở VHTTDL Phú Thọ vừa tổ chức lớp truyền dạy nghệ thuật diễn xướng "Chàm thau" của người Mường trên địa bàn huyện Thanh Sơn với sự tham gia của 30 học viên là người dân tộc Mường đang sinh sống tại xã Tất Thắng nhằm bảo tồn,ảotồnnghệthuậtdiễnxướngChàmthaudântộcMườnggắnvớidulịbóng đá hạng 2 tây ban nha phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch trên địa bàn Phú Thọ.
Nghệ thuật diễn xướng "Chàm thau" là một hình thức đánh trống đồng, thực chất là dùng dùi trống để tạo ra những âm vang trầm bổng của trống đồng. Hiện nay, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn là nơi duy nhất còn bảo tồn diễn xướng "Chàm thau" dân tộc Mường trên địa bàn Phú Thọ.
Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch, thời gian qua, Sở VHTTDL Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Mới đây, Sở VHTTDL Phú Thọ đã tổ chức lớp truyền dạy nghệ thuật diễn xướng "Chàm thau" của người Mường trên địa bàn huyện Thanh Sơn với sự tham gia của 30 học viên là người dân tộc Mường đang sinh sống tại xã Tất Thắng, nhằm mục tiêu phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng động trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch.
Lớp truyền dạy nghệ thuật diễn xướng "Chàm thau" của người Mường được Sở VHTTDL Phú Thọ tổ chức tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn nhằm tạo điều kiện để nghệ nhân và học viên dân tộc Mường được trao đổi, truyền dạy, học tập và tiếp thu những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của đồng bào mình.
Qua đó, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Mường trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần, động viên đồng bào chủ động bảo vệ và phát huy giá trị di sản diễn xướng Chàm thau - một di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc Mường trên địa bàn huyện Thanh Sơn đang có nguy cơ mai một.
Dưới sự truyền dạy trực tiếp của nghệ nhân Đinh Văn Thành, 30 học viên dân tộc Mường tại xã Tất Thắng đã tích cực tham gia học tập và nắm bắt được những kỹ năng cơ bản, phối hợp trình diễn nhuần nhuyễn nghệ thuật diễn xướng "Chàm thau" độc đáo dân tộc Mường.
Kết thúc lớp truyền dạy, Sở VHTTDL Phú Thọ đã cấp chứng nhận cho nghệ nhân và học viên tham gia đã hoàn thành xuất sắc các nội dung của lớp truyền dạy nghệ thuật diễn xướng "Chàm thau" dân tộc Mường trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Tại lễ bế giảng, các học viên đã tham gia trình diễn diễn xướng "Chàm thau" báo cáo kết quả đã thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân.
Theo Ban tổ chức, lớp truyền dạy là hoạt động có ý nghĩađượcSở VHTTDL Phú Thọ tổ chức nhằm triển khai tiểu dự án “Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một” của Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Phú Thọ năm 2024.
Qua đó, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng về giá trị của văn hóa phi vật thể truyền thống, đề cao vai trò chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đặc biệt là giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc diễn xướng "Chàm thau" và các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Mường trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Thời gian tới, Sở VHTTDL Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn cần chú trọng việc khích lệ, động viên các nghệ nhân dân tộc Mường chủ thể nắm giữ các giá trị di sản văn hóa phổ biến, trao truyền cho thế hệ trẻ. Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ quần chúng, hỗ trợ thành lập các đội văn nghệ, CLB văn hóa, văn nghệ dân gian để bà con dân tộc Mường giao lưu, trao đổi và giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, từ đó tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách gần xa.