【kết quả bóng đá anh】Trao đổi, công nhận tín chỉ lẫn nhau: Nói dễ, làm khó
Sinh viên khi học trao đổi giữa các trường có thể trải nghiệm mang lại nhiều lợi ích
Chưa nhiều đơn vị triển khai
Hỏi đến chuyện trao đổi,đổicôngnhậntínchỉlẫnnhauNóidễlàmkhókết quả bóng đá anh công nhận tín chỉ giữa các trường ĐH, hầu hết các đơn vị đào tạo đều lắc đầu. Việc trao đổi, công nhận tín chỉ với các trường nước ngoài đã phổ biến, trái lại, ở trong nước dù có khung pháp lý, nhưng các trường chưa mấy mặn mà.
TS. Nguyễn Văn Huy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế thừa nhận, đối với nhóm trường đào tạo ngoại ngữ, vẫn chưa có những hợp tác để triển khai hoạt động trao đổi, công nhận tín chỉ lẫn nhau. Ngay cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, thậm chí là giữa các trường trong ĐH Huế có các môn thuộc khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành, lý luận chính trị… có thể trao đổi, nhưng thực tiễn triển khai vẫn còn khó.
Theo đại diện các trường, lợi ích cho việc trao đổi, công nhận tín chỉ không nhỏ. Ngoài tính chất học thuật, giá trị mang lại là những cơ hội trải nghiệm môi trường học tập trường bạn, giao lưu văn hóa và con người... Mặt khác, quy chế đào tạo ĐH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ GD&ĐT đã tạo hành lang pháp lý, cho phép các trường công nhận đến 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo là một thuận lợi. Tuy nhiên, chưa có nhiều trường tham gia.
Hoạt động trao đổi, công nhận tín chỉ giữa các trường còn ít
Tìm lời giải cho bài toán trên, đại diện các trường chỉ ra khá nhiều nguyên nhân. TS. Nguyễn Văn Huy cho rằng, hai yếu tố cơ bản nhất là nhu cầu sinh viên trao đổi trong nước còn ít và chính sách thu hút từ các trường chưa có những điểm đặc biệt để hấp dẫn như các trường nước ngoài. Còn theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế, trong khối ngành nông lâm ngư, các ngành kỹ thuật, chương trình giữa các trường có những điểm khác nhau, việc thực hành, thực tập cũng có những khó khăn. Quan trọng hơn, sinh viên chưa có nhu cầu cao, bởi khi di chuyển sang học trường khác, đi xa phải tốn kém thêm kinh phí.
TS. Trần Thanh Lương, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học phân tích, trong việc xây dựng chương trình, giữa các trường có những khác biệt. Trái lại, để công nhận tín chỉ, khối lượng kiến thức giữa các trường cùng nhóm ngành phải bằng nhau, nội dung chương trình phải tương đương nhau. “Một điểm nữa liên quan đến tính chủ động giữa các trường, ít có trường nào chịu đứng ra chủ trì để kết nối các trường tham gia hoạt động này. Nhiều đơn vị cũng lo ngại vấn đề nảy sinh trong quản lý sinh viên khi các em đi học ở trường bạn”, TS. Lương cho biết.
Theo đại diện các trường, vấn đề được xem “nhạy cảm” nhưng thực tế lại là rào cản chính là sự phân tầng “đẳng cấp” giữa các trường. Các đơn vị muốn trao đổi, công nhận tín chỉ với trường ngang hoặc “top trên”. Yếu tố này khiến nhiều trường “top dưới” khó có cơ hội triển khai hoạt động trao đổi vì… không cùng đẳng cấp.
TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng Ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế trăn trở, việc công nhận tín chỉ giữa các đơn vị đào tạo có đầy đủ cơ sở, khung pháp lý từ quy chế của Bộ GD&ĐT, ĐH Huế nhưng thực tế các trường và sinh viên vẫn chưa chú trọng. Tính đồng bộ trong kế hoạch, chương trình đào tạo giữa các trường chưa cao. Việc triển khai đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ, trong khi tại từng đơn vị không thiếu người dạy nên nhiều trường vẫn ưu tiên dạy tại trường theo mô hình truyền thống.
Gỡ rào cản phải từ chính các trường
Khác với suy nghĩ của nhiều người, học phí không phải là yếu tố cản trở hoạt động trao đổi, công nhận tín chỉ giữa các trường. Đại diện một trường thuộc ĐH Huế phân tích, khi tham gia trao đổi, các trường sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác. Mô hình hợp tác này được xem là các bên cùng hưởng lợi. Song, từ chính nhận thức sinh viên và mức độ quan tâm từ các trường mới là vấn đề cần gỡ khó.
Giải bài toán trên, cần sự cộng đồng trách nhiệm từ chính các trường. TS. Trần Thanh Lương cho rằng, các trường phải ngồi lại nghiên cứu thật kỹ quy chế phối hợp, cách thức triển khai ở các khâu đảm bảo được cách vận hành chung, có các kế hoạch chi tiết, cụ thể.
Trên thực tế, cuối tháng 10/2022, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế cùng 9 trường trong khối ngành kinh tế trong cả nước đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là khối ngành tiên phong hướng đến sinh viên có thể học trao đổi giữa các trường. Tuy nhiên, từ ký kết đến triển khai, vẫn phải cần nhiều giải pháp. Theo PGS.TS. Phan Thanh Hoàn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, phải có chuẩn bị kỹ những điều kiện sẵn sàng tiếp nhận sinh viên trường bạn, bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất lẫn điều kiện học tập thì hoạt động này mới đi vào thực chất và triển khai lâu dài.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn chia sẻ, khối trường nông - lâm - ngư cũng đã thành lập câu lạc bộ giữa các trường. Song để triển khai trao đổi, công nhận tín chỉ lẫn nhau không chỉ trên lý thuyết mà phải giải quyết các vấn đề về chương trình, đặc biệt là nhận thức, nhu cầu của người học.
Rõ ràng, thời điểm này, vẫn chưa có nhiều đơn vị tham gia do còn một số vướng mắc; trong khi những “nút thắt” đó, nếu các trường chủ động và thống nhất có thể gỡ được. Với đặc điểm mềm dẻo, linh hoạt và thời khóa biểu được “cá thể hóa” của đào tạo tín chỉ và khung pháp lý đầy đủ, các trường cần nghiên cứu kỹ hơn để tạo môi trường giao lưu trải nghiệm, học tập “liên thông ngang” giữa các trường, từ đó phát huy hiệu quả trong nâng cao năng lực đào tạo và mang lại những giá trị tích cực cho người học.
Bài, ảnh: HỮU PHÚC
-
Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồnBảo Ngọc trình diễn áo tắm: Hất tóc, tạo dáng căng đétQuảng Bình: Đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cao tốc trong tháng 2/2024Chương trình thiện nguyện “Áo ấm mùa đông”Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025Bộ Công thương hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII để trình lại trước 2/3/2024Khánh Hòa đẩy nhanh tiến độ các mục tiêu xây dựng tỉnh thành đô thị loại ITìm lối thoát qua “khe cửa hẹp”Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạngTìm giải pháp xây dựng Khu kinh tế
下一篇:Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Chủ tịch Quốc hội nêu hiện tượng rất mới trong truyền thông Luật Đất đai
- ·Miss Grand International 2022 vẫn diễn áo tắm
- ·Sửa đổi, bổ sung thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Đảm bảo hoàn thành cao tốc Cần Thơ
- ·Thùy Tiên khoe visual tím lịm tìm sim tại Indonesia
- ·Khai mạc triển lãm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Bộ ảnh 'đẹp như tranh' của Nam Em trước khi bán đấu giá vương miện
- ·Miss Grand Vietnam 2022 và những 'hạt sạn' vẫn còn âm ỉ
- ·Phạm Hương, H'Hen Niê và Khánh Vân thị phạm catwalk
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Kinh tế Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong trung hạn
- ·Nam vương Đạt Kyo cởi áo khoe body đẹp như tạc tượng
- ·Miss Universe 2021 Harnaaz Sandhu đáp trả antifan cực 'gắt'
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam: “Rõ việc, rõ hiệu quả” để sớm hiện thực hóa Quy hoạch
- ·Phạm Hương, H'Hen Niê và Khánh Vân thị phạm catwalk
- ·Phần thi National Costume của Miss Grand Vietnam được khen hết lời
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Đối thoại, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp trong khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2
- ·Hoa hậu Thiên Ân vượt qua Engfa với lượt vote khủng
- ·Miss Grand Thailand mời hoa, á hậu quốc tế về như 'cơm bữa'
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Gia cảnh Thiên Ân khó khăn thế nào mà 22 năm chưa từng đi máy bay?
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Cử tri Phú Yên về kiến nghị bổ sung hầm chui dân sinh dưới cao tốc
- ·Sinh viên y khoa đại diện Na Uy tại Miss International
- ·Hoa hậu Hương Giang dự đoán Top 3 Miss Grand Vietnam 2022
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Giới thiệu công ty quà Tết doanh nghiệp 2025 uy tín
- ·Tín hiệu đáng mừng của Hoa hậu Thiên Ân
- ·Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan bị tịch thu nhà bì nợ của mẹ
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Model Thùy Trâm cho biết cô mượn đồ bạn bè để đi thi hoa hậu