当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bd kq italia】Không nên thu hoạch tôm khi chưa đúng kích cỡ

Báo Cà Mau(CMO) Đó là lời ông Huỳnh Văn Tấn, Tổng giám đốc Công ty CP Camimex Group muốn nhắn gửi đến bà con nuôi tôm trong tỉnh, tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo tỉnh sáng nay 12/7.

Ông Huỳnh Văn Tấn thông tin, trước tình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn tỉnh, hiện tại đã có tình trạng thu hoạch tôm ồ ạt trong dân, dẫn đến sản lượng nhà máy thu mua nguyên liệu quá nhiều. Công ty mong rằng người dân hết sức bình tĩnh, thu hoạch tôm đúng size, đúng cỡ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

“Tình hình hiện nay thị trường thế giới phát triển ổn định, sản lượng tôm xuất khẩu của nhà máy bình thường. Nếu thu hoạch như hiện tại, bà con bán với giá thấp. Nếu như vậy thì vài tháng tới sẽ thiếu nguyên liệu và giá tôm sẽ tăng, lúc này bà con sẽ không còn tôm để bán”, ông Tấn nói.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (bìa phải) gặp gỡ, nắm thông tin về tình hình sản xuất cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh tại Công ty CP Camimex.

Sáng nay, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử có buổi gặp gỡ các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản để nghe các đơn vị phản ánh những khó khăn, vướng mắc cũng như có những đề xuất, kiến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoạt động tốt trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau (Công ty CP Camimex) cho biết, công tác phòng, chống dịch bệnh được công ty ưu tiên hàng đầu, từ nhân viên văn phòng đến công nhân nhà máy luôn thực hiện nghiêm chỉnh 5K, tìm mọi cách để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định; giám sát công nhân chặt chẽ, nắm thông tin tình hình dịch bệnh trong tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Công ty có 1 điểm sơ chế nguyên liệu trên địa bàn huyện Thới Bình và có xe đưa rước công nhân địa bàn huyện Thới Bình ra công ty làm việc, đã tạm ngừng ngay khi trong tỉnh có ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Trước đây công ty nhận công nhân thời vụ làm việc, nhưng hiện tại cũng tạm ngưng nhận.

Theo ông Đặng Ngọc Sơn, hiện tại nguồn nguyên liệu nhiều, mặc dù dịch bệnh nhưng các đơn hàng xuất khẩu vẫn không thay đổi và có xu hướng tăng lên, nên việc giảm công nhân gây khó khăn cho sản xuất của công ty.

Một khó khăn nữa mà công ty đang gặp phải là việc vận chuyển hàng hóa. Hiện mỗi tháng công ty tốn thêm chi phí test Covid-19 đối với tài xế vận chuyển nguyên liệu từ trạm thu mua ở Kiên Giang về Cà Mau. Tuyến xe đưa rước công nhân từ Bạc Liêu bằng xe buýt cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, có một bộ phận công nhân ở nhà, không dám đi làm vì sợ dịch bệnh.

Máy đo thân nhiệt và khử khuẩn được bố trí ngay cổng ra vào Công ty CP Camimex.

Ông Huỳnh Văn Tấn cho biết, tháng 6 vừa qua, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng gần gấp đôi, dự kiến tháng 7 sẽ tiếp tục tăng. Hiện việc vận chuyển nguyên liệu gặp khó khăn, cũng như việc vận chuyển hàng hóa lên TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu đều bị chậm lại do tình hình dịch bệnh. Nếu vậy, hàng hóa sẽ bị rớt tàu và phải tạo tàu khác, làm ảnh hưởng vấn đề lưu thông tiền tệ của công ty.

Bên cạnh đó, các hóa đơn, chứng từ xuất khẩu đều thực hiện tại TP Hồ Chí Minh, mà TP Hồ Chí Minh đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ giãn cách xã hội 15 ngày (từ ngày 9/7), dẫn đến bị chậm, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của công ty.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng, nếu xe chạy thẳng từ TP Hồ Chí Minh về thì Công ty chỉ cần bố trí nơi cách ly để tài xế ở. Việc giấy xét nghiệm 3 ngày nhằm mục đích kiểm soát bệnh kịp thời, do đặc thù tài xế di chuyển liên tục.

“Việc qua các chốt, trạm kiểm soát làm cho hành trình di chuyển chậm, vấn đề này tỉnh đang phối hợp các tỉnh khác để cùng tìm giải pháp”, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết.

Về vấn đề kiểm soát công nhân khi ra khỏi công ty, ông Nguyễn Hoàng Nghĩ, Giám đốc nhân sự công ty cho biết, công ty có chỉ thị cấm tụ tập đông người, khai báo kịp thời khi có tiếp xúc với người nhà ngoài tỉnh về. Cụ thể, đã qua có 5 công nhân tự giác khai báo có liên quan đến chùm ca bệnh ở An Xuyên, các công nhân này thuộc F3, F4, đã được công ty cho tạm nghỉ và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử gặp gỡ,nắm thông tin về tình hình sản xuất cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh tại Công ty TNHH Thủy sản Blue Bay.

Tọa lạc tại Khu công nghiệp Hòa Trung (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước), Công ty TNHH Thủy sản Blue Bay có khoảng 200 lao động. Để chủ động cho hoạt động sản xuất của công ty nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, ông Chen Xian Hua, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Blue Bay đề xuất cho công nhân ở lại công ty sau tan ca, công ty sẽ bố trí chỗ ăn, nghỉ đảm bảo cho công nhân lao động, để hạn chế việc sau giờ làm công nhân trở về nhà có thể tiếp xúc với nhiều người, không may tiếp xúc với người bệnh hay F1, F2, khi đó sản xuất của công ty sẽ bị đình trệ. Vấn đề này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đồng tình khi công ty đảm bảo được sinh hoạt ổn định cho công nhân lao động tại đơn vị.

Tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo công ty, đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như các hoạt động quan tâm chăm lo cho người lao động của đơn vị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề xuất công ty chuẩn bị sẵn phương án nếu như tình hình dịch bệnh xảy ra tại công ty để kịp thời ứng phó.

Mặc dù công ty đã tuyên truyền cho công nhân lao động khi rời khỏi công ty hạn chế tiếp xúc, tuy nhiên Phó chủ tịch UBND tỉnh khuyến cáo doanh nghiệp yêu cầu người lao động ký cam kết sau khi rời khỏi công ty không được tụ tập cũng như tiếp xúc với người từ tỉnh khác về phải kịp thời khai báo, nếu vi phạm người ký cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, công ty phân công người thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như những thông báo mới về các hoạt động tùy theo tìm hình dịch bệnh của chính quyền, các ngành chức năng để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất của đơn vị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-10, hoạt động của các công ty có những ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ như bố trí tại các chốt, trạm, ban hành văn bản chỉ đạo về hỗ trợ khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản nhìn chung bình thường trong thời điểm thủ tục xuất khẩu có những quy định nghiêm ngặt, thời gian thực hiện kéo dài. Đối với tôm nguyên liệu nhập vào các nhà máy hiện đang tăng, giá cả có phần giảm.

“Qua kiểm tra cho thấy các công ty đã có những điều kiện, phương án tổ chức cho công nhân làm việc phù hợp với tình hình dịch bệnh. Doanh nghiệp và ngành chức năng tiếp tục đề ra những biện pháp hỗ trợ công nhân, lên kịch bản sản xuất phù hợp nếu tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo.

Hồng Phượng

分享到: