【soi kèo ha lan】Cần một cuộc “cách mạng” trong quản lý nợ công
Nếu Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) khắc phục được điều này thì sẽ thực sự tạo một cuộc cách mạng trong quản lý nợ công (QLNC). Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc họp tổ thảo luận về Luật QLNC chiều 30/5/2017.
Bức tranh nợ công cần được quản lý tổng thể
Thảo luận tại phiên họp,ầnmộtcuộccáchmạngtrongquảnlýnợcôsoi kèo ha lan các đại biểu (ĐB) cơ bản thống nhất với việc cần thiết sửa đổi luật, với các chủ trương lớn được nêu tại Luật. Bên cạnh đó, một số ý kiến băn khoăn về các nội dung như phạm vi nợ công, danh mục nợ, hệ thống kiểm soát rủi ro với nợ công, tổ chức bộ máy, quy trách nhiệm trong quản lý, sử dụng nợ…
Theo ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), phạm vi nợ công được quy định tại dự thảo Luật QLNC (sửa đổi) lần này kế thừa luật hiện hành bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để quản lý được toàn diện về nợ công thì cũng cần nhận diện rõ các khoản nợ có thể gây rủi ro liên quan đến nợ công như nợ doanh nghiệp nhà nước, nợ của đơn vị sự nghiệp công lập… Mặc dù các khoản nợ này không tính vào danh mục nợ công nhưng cũng cần có cơ chế quản lý được nêu trong luật.
Bên cạnh đó, cần có hệ thống đánh giá, giám sát rủi ro có thể ảnh hưởng đến nợ công như các rủi ro phát sinh từ chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, tỷ giá, nợ nước ngoài tự vay tự trả…
Theo ĐB, hiện nay có 3 chỉ tiêu chính để quản lý nợ là nợ công/GDP, nợ Chính phủ/GDP và khoản trả nợ/tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, do chúng ta mới chỉ kiểm soát được dự toán, nên có tình trạng vài năm gần đây, khi tăng trưởng GDP không đạt khiến tỷ lệ bội chi, nợ công trên GDP bị trượt theo, không đảm bảo mục tiêu đặt ra.
Liên quan đến trách nhiệm QLNC, một vấn đề được ĐB nhấn mạnh là tổ chức bộ máy. Mặc dù tờ trình đề nghị giữ nguyên mô hình quản lý để không gây xáo trộn bộ máy nhưng theo ĐB, nếu để nguyên 3 đầu mối sẽ là hạn chế lớn trong QLNC, chưa gắn kết được trách nhiệm về quyết định vay, quyết định chi với trách nhiệm trả nợ.
Bất cập này thể hiện rõ nhất trong quản lý ODA, khi Bộ Kế hoạch Đầu tư là đơn vị ký cam kết vay nhưng chưa đánh giá được hết mức độ ảnh hưởng tới nợ công nói chung. Tương tự, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng tham gia ký kết các khoản vay với các tổ chức tài chính. Theo ĐB Hoàng Quang Hàm, nếu đầu mối quản lý nợ được thống nhất sẽ làm giảm biên chế, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn trong đàm phán vay nợ và giảm chi phí vay. “Khi đó, bức tranh nợ công sẽ được nhìn tổng thể để quản lý thay vì phải ghép từng mảnh khác nhau vào với nhau”, ĐB phân tích.
Cùng ý kiến này, ĐB Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho rằng, cần có sự thống nhất đầu mối để tham mưu cho Chính phủ QLNC một cách hiệu quả nhất. Việc để nhiều đầu mối tham gia quản lý khiến trách nhiệm quản lý của các cơ quan chưa rõ ràng, chưa thể chế hoá được yêu cầu của Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, đó là tinh gọn bộ máy quản lý, “gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý NSNN và trả nợ công”. Nếu cần thiết có thể sửa các luật khác liên quan đến thực hiện việc thống nhất đầu mối QLNC.
Cơ cấu nợ công đã có bước tiến lớn
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tình hình nợ công hiện nay dù đã được cải thiện một bước nhưng vẫn còn nhiều rủi ro cao. Nợ công thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2015 đã tăng rất nhanh, đi cùng với việc tăng trưởng GDP không đạt dự toán. Trong khi đó, chúng ta vẫn đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội… như kế hoạch nên trong một thời gian dài bội chi đã vượt trần, nợ công tăng nhanh. Bên cạnh đó, do điều kiện thị trường trong nước kém, nên nhiều khoản huy động trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ hạn rất ngắn, danh mục có lúc thời hạn chỉ là 1,84 năm.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, Chính phủ đã tập trung cơ cấu lại nợ vay. TPCP kỳ hạn 5 năm đã chiếm trên 91%, lãi suất vay giảm từ 10 – 11% xuống còn 5 – 6%. Do đó, áp lực nợ công đã được giảm phần nào. Cùng với đó, các khoản vay của Bảo hiểm xã hội đã được trái phiếu hóa, vốn đầu tư trái phiếu từ khu vực ngân hàng giảm chỉ còn 54 – 55%, nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu kỳ hạn 20 năm - 30 năm. Tỷ lệ nợ vay nước ngoài được cơ cấu lại giảm còn 39%, tỷ lệ nợ trong nước chiếm 61%, giảm được rủi ro về tỷ giá.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng cũng thừa nhận thực tế là nợ công đã gần chạm trần. Đặc biệt khi năm nay nhiều khả năng GDP đạt thấp hơn dự toán sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ bội chi, nợ công. Theo quy định tại Luật NSNN, nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi. Tuy nhiên, những năm vừa qua chúng ta không làm được điều này khi GDP không đạt mà thậm chí còn tăng chi, nên gánh nặng dồn vào nợ công.
Do đó, để khắc phục những bất cập, tăng hiệu quả trong QLNC, Bộ trưởng cho biết dự án Luật QLNC (sửa đổi) lần này đã đưa ra nhiều vấn đề rất mới, thông qua tổ chức nghiên cứu, đánh giá, tiếp thu công phu các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế như IMF, ADB, WB và đã được các cơ quan thẩm định kỹ lưỡng, tiến sát với các thông lệ quốc tế.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những kết quả trong tái cơ cấu nợ công thời gian qua. Với yêu cầu quyết liệt từ Quốc hội, với sự nỗ lực trong thực hiện, chỉ trong vài năm, kỳ hạn vay của TPCP đã giảm mạnh, lãi suất vay cũng giảm theo. “Trước đây chúng ta vay thời hạn rất ngắn, chỉ 1, 2 năm, lãi suất cao, nhiều khi chưa phân bổ xong đã tới thời hạn trả nợ”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Đánh giá về nợ công, giám sát của Quốc hội cho thấy nợ công vẫn đảm bảo, cơ cấu nợ công tích cực hơn, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh bất cập chưa giải quyết được là có tới 3 cơ quan cùng QLNC. Một cơ quan đàm phán vay, một cơ quan phân bổ tiền vay và một cơ quan trả nợ, không phù hợp thông lệ quốc tế.
“Đây là vấn đề mãi chưa khắc phục được. Nếu Luật QLNC sửa đổi khắc phục được điều này thì đó mới là một cuộc cách mạng thực sự trong quản lý nợ công”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Hoàng Yến
-
Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?Long An nỗ lực nâng chất chỉ số PCIBí quyết ‘giảm xóc’ tài chính trước tác động của đại dịchTừng bước xóa bỏ trợ cấp đối với năng lượng hóa thạchTri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025Xem xét giảm lệ phí trước bạ với ô tô trong nướcTừng bước xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử đất đaiSẵn sàng mở lại đường bay nội địaSmartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SESun Group và giấc mơ một Việt Nam phồn thịnh
下一篇:Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Cục Hải quan Bình Dương phấn đấu thu đạt 13.800 tỷ đồng
- ·Con người trong đô thị thông minh
- ·Nhiệt điện Nghi Sơn đẩy mạnh chuyển đổi số
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·Chống chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp: Cần sự chung tay của cơ quan cấp chứng nhận C/O
- ·Những loại trái cây không hạt gây sốt trên thị trường
- ·Khuyến công Đồng Nai: Chỗ dựa của doanh nghiệp
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Hải quan Đà Nẵng thu ngân sách đạt hơn 2.514 tỷ đồng
- ·Bãi bỏ 1 phần nội dung Thông tư 219/2013/TT
- ·Vào chu kỳ mới, giá xăng tiếp tục tăng
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Hộ, cá nhân có doanh thu 3 tỷ đồng phải sử dụng hóa đơn điện tử
- ·Ngành Than cần duy trì sản xuất ổn định
- ·Động lực mới cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Phú Thọ: Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Hoàn thành Trạm biến áp 110kV Bắc An Khánh
- ·Thừa Thiên Huế: Dệt may dẫn đầu tăng trưởng
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Thủ tục xin xác nhận xác định trước mã số gồm những gì?
- ·TP.HCM: Cần Giờ và Củ Chi đón 228 khách du lịch đặc biệt đầu tiên
- ·Vụ sụp đổ năm 2017 của Bitcoin có lặp lại?
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Cấp tín dụng 2.000 tỷ đồng cho Nhiệt điện Vũng Áng 1
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·3 tháng dịch, chủ tiệm bánh bất lực nhìn số tiền tiết kiệm vơi dần, còn vài triệu
- ·Khởi công xây đường dây 500kV Sơn La
- ·Quảng Nam: Thu nội địa tăng, nhưng áp lực nợ thuế còn lớn
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Nhu cầu điện tăng chậm nhưng điện miền Nam không có dự trữ
- ·367 công chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên hải quan
- ·Góp phần xây dựng nông thôn mới
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Trung Quốc nghỉ Quốc khánh, xuất nhập khẩu nhiều cửa khẩu phía Bắc trầm lắng