【tl bd phap】Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên than
Theo ông Nguyễn Khắc Thọ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 403/QĐ-TTg (Quyết định 403) phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. Trong đó yêu cầu, bên cạnh nhiệm vụ khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia... thì ngành Than phải ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước, bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng.
Quy hoạch điều chỉnh cũng nêu rõ, ngành Than phải quản lý bằng kế hoạch, các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than trong nước để chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển bền vững của ngành; việc sản xuất, tiêu thụ than phải bảo đảm tính bền vững, đáp ứng lâu dài cho nhu cầu sử dụng trong nước...
Đặc biệt, theo ông Thọ, Quyết định 403 yêu cầu, ngành Than phải phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước...) kết hợp với hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than. Song song đó là các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến nhằm giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên, gắn với công tác bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái để không chỉ phát triển ngành Than, mà phải hài hòa với việc phát triển du lịch, bảo tồn văn hóa... khu vực khai thác than.
Đối với hoạt động thăm dò trữ lượng tài nguyên, Chính phủ yêu cầu, đến năm 2020, ngành Than Việt Nam phải hoàn thành công tác thăm dò đến mức từ (âm) – 300m và hơn, bảo đảm độ tin cậy về trữ lượng tài nguyên than đưa vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2025.
Với bể than Sông Hồng, Chính phủ nêu rõ, trước năm 2020 phải hoàn thành công tác thăm dò tại khu vực tỉnh Nam Định và một phần mỏ Nam Phú II (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) để có cơ sở lập và thực hiện dự án thử nghiệm khai thác.
Quy hoạch điều chỉnh cũng nêu rõ, trong năm 2016, sản lượng than thương phẩm phải đạt từ 41 - 44 triệu tấn, tăng lên 51 - 55 triệu tấn vào năm 2025 và 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030.
Tuy nhiên, quy hoạch cũng lưu ý, sản lượng than thương phẩm toàn ngành có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn nhằm bảo đảm hiệu quả chung của nền kinh tế.
Quyết định 403 cũng đưa ra những định hướng cụ thể trong công tác xuất, nhập khẩu than; quy hoạch các cảng xuất, nhập khẩu than; công tác vận tải than; quy định về đóng của mỏ than... Đồng thời, phân công chi tiết nhiệm vụ đối với các bộ, UBND các tỉnh, thành phố và các tập đoàn nhà nước có liên quan, Tổng công ty Đông Bắc trong việc tổ chức và thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Than.
Quy hoạch điều chỉnh xác định, nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện đến năm 2030 cho toàn ngành Than là trên 269 nghìn tỷ đồng, tương ứng gần 18 nghìn tỷ đồng/năm. |
相关推荐
- Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- Mở cửa thị trường cho hàng nghìn sản phẩm OCOP
- Người bố đánh con thâm tím ở Phú Thọ nhận sai, hứa không tái phạm
- Trẻ em béo phì ở Châu Á Thái Bình dương mỗi năm cần 166 tỷ USD để chăm sóc sức khỏe
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Vợ chồng áp dụng 9 điều thêm bớt này, hôn nhân sẽ hạnh phúc hơn
- Khoảng 6.000 cửa hàng bán lẻ tại Thụy Sỹ phải đóng cửa
- Xuất khẩu lại “quay đầu” trong nửa đầu tháng 8