Những năm gần đây,ânrộngápdụngcôngcụMFCAchodoanhnghiệptạikhucôngnghiệkèo liverpool hôm nay việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp vẫn là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Nhiều khu công nghiệp được thành lập để thu hút các dự án đầu tư công nghiệp đang ngày càng gia tăng, chính điều này đã tạo thêm nhiều áp lực cho môi trường. Các quy định về bảo vệ môi trường liên tục được điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới đã góp phần cải thiện đáng kể công tác bảo vệ môi trường nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, hiện một số khu công nghiệp thực hiện chưa tốt công tác này dẫn đến gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư sống tại khu vực lân cận. Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) là phương pháp giúp doanh nghiệp hạch toán quản lý môi trường đồng thời đạt được mục tiêu “giảm tác động đến môi trường” và “nâng cao hiệu quả kinh doanh”. MFCA là một hệ thống đo lường dòng chảy và tồn trữ nguyên vật liệu (nguyên liệu, năng lượng, nhân công,…) trong quy trình sản xuất bằng cả đơn vị vật lý và tiền tệ nhằm nhận biết chính xác lãng phí. Đây được coi là giải pháp hỗ trợ cho tổ chức xem xét các vấn đề môi trường, bao gồm khan hiếm nguyên liệu, biến đổi khí hậu và các quy định ngày càng nghiêm ngặt về môi trường cho bất kỳ quyết định kinh doanh nào và đạt được sự phát triển bền vững. Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Nhân rộng áp dụng công cụ Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) cho doanh nghiệp tại các khu công nghiệp”, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2) đã tư vấn, đào tạo và hướng dẫn áp dụng thành công công cụ MFCA (tiếp cận theo ISO 14051:2011) cho 20 doanh nghiệp trong các lĩnh vực như may mặc, nhựa, thực phẩm, cơ khí… Các doanh nghiệp đã nhận diện được 125 các vấn đề/tiềm năng áp dụng MFCA và đề xuất 227 giải pháp cải tiến, trong đó các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện ngay 176 đề tài cải tiến, 51 đề tài cải tiến còn lại doanh nghiệp sẽ sắp xếp triển khai trong thời gian tới khi có đủ nhân lực và chi phí đầu tư. Với 176 đề tài cải tiến thành công, nhiệm vụ đã giúp 20 doanh nghiệp tiết kiệm được hơn 5,41 tỷ đồng/ năm, chi phí đầu tư là 2,01 tỷ đồng và thời gian hoàn vốn trung bình khoảng 2 tháng đến 9 tháng tháng. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp tiết kiệm từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng/năm chiếm 70%, tỷ lệ doanh nghiệp tiết kiệm dưới 100 triệu đồng/năm và trên 500 triệu đồng/năm đều chiếm 15%. Hình1. Tỷ lệ tiết kiệm sau cải tiến của doanh nghiệp |