Thời gian thực hiện các thủ tục tiếp cận điện năng chỉ còn tối đa là 25 ngày. Ảnh internet. Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 24/2016/TT-BCT quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng (thay thế Thông tư 33/2014/TT-BCT) theo hướng tiếp tục rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng cho các doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện có nhu cầu đấu nối với lưới điện ở cấp điện áp trung áp.
Thông tư 24 được coi là “cải cách” khi loại bỏ thủ tục xác nhận sự phù hợp với quy hoạch đối với tất cả quy mô công trình và giúp cho thời gian thực hiện thủ tục tiếp cận điện năng giảm được 3 ngày đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và tổng thời gian thực hiện các bước đối với cơ quan quản lý nhà nước tối đa là 15 ngày (đối với một số địa phương có thể gộp các bước thì thời gian thực hiện ngắn hơn),útngắnthờigiantiếpcậnđiệnnăsoi kèo hải phòng các đơn vị điện lực là 10 ngày.
Điểm đáng chú ý trong Thông tư 24 là khách hàng, doanh nghiệp chỉ cần bổ sung, điều chỉnh trong Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV đối với các công trình đấu nối có tổng dung lượng từ 2.000 kVA trở lên.
Còn đối với các công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung lượng từ 2.000 kVA trở xuống, đơn vị phân phối điện thực hiện thỏa thuận đấu nối với khách hàng và báo cáo cơ quan quản lý quy hoạch theo định kỳ 6 tháng và 1 năm để theo dõi và giám sát quản lý quy hoạch (chuyển thành hậu kiểm).
Trước đây, các doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu xây dựng các trạm biến áp riêng đột xuất phải làm thủ tục bổ sung quy hoạch cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trước khi tiến hành thỏa thuận đấu nối với đơn vị phân phối điện. Tuy rằng thời gian này không tính vào thời gian tiếp cận điện năng nhưng điều này giúp các khách hàng có trạm biến áp riêng có tổng dung lượng nhỏ hơn 2.000 kVA giảm được khá nhiều thời gian để làm hồ sơ và trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch.
Theo quy định mới, thời hạn cho đơn vị phân phối điện thực hiện thỏa thuận và ký thỏa thuận đấu nối là 4 ngày làm việc (bỏ bước thoả thuận thiết kế) và 6 ngày làm việc để thực hiện đóng điện chạy thử, nghiệm thu và đóng điện. Như vậy theo Thông tư 24, thời gian thực hiện các thủ tục tiếp cận điện năng chỉ còn tối đa là 25 ngày (giảm được 3 ngày so với năm 2015 và 11 ngày so với năm 2014 tại Thông tư 33/2014/TT-BCT).
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát và xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành và địa phương giải quyết các vấn đề như sau: Chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố xem xét bỏ hoặc chuyển sang hậu kiểm hoặc chuyển đầu mối 1 cửa liên thông đối với các thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước địa phương như thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) làm việc với Ngân hàng thế giới (WB) đề nghị Doing Business ghi nhận các thay đổi bắt đầu 1-1-2016 đối với việc ngành điện TP. HCM thực hiện đầu tư công trình điện cho khách hàng và thời gian cho thủ tục cấp phép thi công, đào đường chỉ là 7-10 ngày. Việc giảm thủ tục và rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng được coi là bước đột phá trong việc nâng cao môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục cải thiện vị trí xếp hạng trong bảng chỉ số tiếp cận điện năng do WB công bố hàng năm. Theo báo cáo Báo cáo môi trường kinh doanh Doing Business 2017 công bố vào tháng 10-2016 của WB, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam xếp hạng thứ 96, đã được tăng 5 bậc so với 2015.
Với các nỗ lực này, trong giai đoạn từ năm 2013-2016, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã có các thay đổi đáng kể, từ xếp hạng 130 xuống còn 96 (cải thiện 34 bậc). Trong các các chỉ số về môi trường kinh doanh khác của Việt Nam thì chỉ số tiếp cận điện năng mặc dù chưa phải là chỉ số tốt nhất tuy nhiên trong giai đoạn 2013-2016 thì đây là chỉ số có sự cải thiện tốt nhất trong 10 chỉ số của Việt Nam. |