【lịch bóng đá hạng 2 anh】Tiên phong trong bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển kinh tế
Theảotồngitrịvănhaphttriểnkinhtếlịch bóng đá hạng 2 anho Ban Dân tộc tỉnh, hiện toàn tỉnh có 33.450 người dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức. Tuy từng vị trí, vai trò khác nhau nhưng họ có những đóng góp quan trọng cho mục tiêu phát triển chung của địa phương.
Ông Sơn Ra Thi, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, thường xuyên nghiên cứu, tìm giải pháp để tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer được bảo tồn.
Bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer
Ông Sơn Ra Thi, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy là một trong những người có nhiều đóng góp trong bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer trên địa bàn huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Theo ông Sơn Ra Thi, là dân tộc Khmer thì ít nhiều phải nói, viết được tiếng “mẹ đẻ” của mình. Với vai trò là người làm công tác quản lý giáo dục trên địa bàn có nhiều học sinh dân tộc Khmer, nên ông phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn.
Cũng theo ông Sơn Ra Thi, trước đây, nhà trường hợp đồng với một người có chứng chỉ tiếng Khmer để dạy những học sinh dân tộc của trường. Khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực quy định người có bằng cử nhân trở lên ở cấp tiểu học, THCS, THPT thì mới được công nhận trình độ chuẩn của nhà giáo, nên trường không còn hợp đồng với người này.
Ông Kim Ngọc Út vừa bắt 26.000 con lươn giống về nuôi, hứa hẹn cho lời cao.
Vì vậy, từ năm học 2022-2023 đến nay, ông Sơn Ra Thi tham mưu cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện điều chuyển giáo viên dạy tiếng Khmer của trường khác đến Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực giảng dạy và được chấp thuận. Nhằm thuận tiện cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy và học tiếng Khmer theo từng khối lớp, trường sắp các em học sinh dân tộc Khmer vào một lớp (từ lớp 2 đến lớp 5, mỗi khối 1 lớp); đồng thời, phối hợp với giáo viên dạy tiếng Khmer lên lịch dạy các em mỗi lớp 4 tiết/tuần.
Trong quá trình dạy, nhà trường yêu cầu giáo viên thực hiện theo phương châm “chậm mà chắc” để từng học sinh theo kịp chương trình, biết đọc, viết được tiếng “mẹ đẻ”. “Trong quá trình học tập, học sinh dân tộc Khmer còn được tiếp cận và trải nghiệm thực tế với những tình huống ứng xử diễn ra tự nhiên giữa thầy và trò. Qua đó, nâng cao khả năng vận dụng tiếng nói của dân tộc mình vào giao tiếp hàng ngày”, ông Sơn Ra Thi cho biết.
Vào dịp hè, ông Sơn Ra Thi còn tham mưu nhà trường phối hợp với các vị sư trong chùa Ô Chum Prức Sa của xã dạy tiếng Khmer cho một số học sinh nhằm giúp các em nhanh chóng nắm bắt được tiếng nói, chữ viết. Em Trịnh Lục Khỏe (dân tộc Khmer), học sinh lớp 5A3, Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, chia sẻ: “Không chỉ em mà tất cả các bạn trong lớp đều rất mừng, thích thú khi được học tiếng của dân tộc mình. Do đó, chúng em rất chăm chú, hăng say trao đổi, xung phong viết chữ vào mỗi tiết học tiếng Khmer”.
“Các em học hết lớp 5 cơ bản nói, viết được tiếng Khmer. Tới đây, tôi sẽ tiếp tục tham mưu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện duy trì điều chuyển giáo viên dạy tiếng Khmer của trường khác đến trường giảng dạy. Đồng thời, phối hợp với các vị sư trong chùa Ô Chum Prức Sa của xã duy trì dạy tiếng Khmer cho học sinh vào dịp hè, để tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer được bảo tồn”, ông Sơn Ra Thi cho biết thêm.
Chăm lo gia đình, góp sức xây dựng địa phương
Tuy mới đảm nhận làm Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp 6, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp khoảng 1 năm, nhưng ông Kim Ngọc Út (dân tộc Khmer) có nhiều đóng góp cho địa phương, nhất là an sinh xã hội. Theo đó, từ năm 2023 đến nay, ông vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm tặng hơn 200 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trong ấp.
Chưa kể, cá nhân ông còn xuất ra gần 10 triệu đồng để mua cát, đá, xi măng giặm vá khoảng 2km đường nông thôn của ấp xuống cấp, hư hỏng. “Tuy giá trị mỗi phần quà chỉ vài trăm ngàn đồng, nhưng mình tặng đúng lúc, đúng đối tượng sẽ giúp bà con vui hơn, ấm lòng hơn, từ đó an tâm lao động sản xuất để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống”, ông Út bày tỏ.
Ngoài thực hiện tốt an sinh xã hội, ông còn là tấm gương tiêu biểu của địa phương trong phát triển kinh tế gia đình. Ông Út kể, hộ ông chỉ có hơn 2 công đất. Trước năm 2022, canh tác lúa, thu nhập bấp bênh. Đầu năm 2023, ông đăng ký tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cây trồng, vật nuôi và tham quan một số mô hình “Nuôi lươn trong bồn xi măng” hiệu quả ở địa phương để làm theo.
Sau khi được địa phương tạo điều kiện vay 50 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội, ông triển khai xây 2 bồn xi măng để thả nuôi 3.000 lươn giống. Ngoài kiến thức đã học, ông còn tìm trên mạng và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người nuôi lươn hiệu quả tại địa phương. Nhờ vậy, cuối năm 2023, đợt nuôi đầu tiên được xuất bán và thu lời 35 triệu đồng. Từ đó, ông tiếp tục mở rộng quy mô thả nuôi lên 6.000 con lươn giống. Trong tháng 6 năm nay, ông thu hoạch đợt thứ 2, sau khi trừ chi phí, thu lời hơn 100 triệu đồng.
Theo ông Út, chuyện vượt qua khó khăn đối với những hộ ít đất sản xuất không phải dễ, nhưng không hẳn không làm được, quan trọng là ý chí quyết tâm và chịu khó nghiên cứu, học hỏi. “Tôi vừa bắt 26.000 con lươn giống về nuôi, với kiến thức, kinh nghiệm và giá thị trường hiện nay, tôi tin đợt thả nuôi này sẽ tiếp tục cho thu nhập cao”, ông Út khẳng định.
Đó là hai trong số nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Họ đã phát huy tốt vai trò gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, chung tay xây dựng địa phương phát triển.
NHẬT TÂN
相关文章
Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
XEM CLIP:Theo thông tin ban đầu, khoảng 18h45, ngày 28/8, bình oxy lỏng tại C&oc2025-01-26Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88.000 tỷ đồng trong quý đầu năm
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý I/2024, số thu ngân sách của ng&a2025-01-26Phó Thủ tướng yêu cầu điều hành giá phù hợp khi bắt đầu tăng lương từ 1/7
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu sẵn sàng c&aacu2025-01-26Cung ứng nông sản “độc, lạ” cho thị trường tết
Càng gần đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, vùng chuyê2025-01-26Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định.Bộ Gia2025-01-26Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá xăng RON95
Từ 15 giờ ngày 15/2, giá xăng E5 RON92 tăng 711 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 62025-01-26
最新评论