Việc thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng lên “thị trường mới nổi hạng hai” của FTSE Russell năm ngoái đã khích lệ giới đầu tư. Hàng loạt phân tích về triển vọng hàng tỷ USD sẽ đổ vào nếu được nâng hạng trong cả danh mục theo dõi của của MSCI. Đó là yếu tố tạo nên kỳ vọng rất lớn cho thị trường.
Tuy nhiên cuối tuần qua,ứngkhoántuầnGiảmtriểnvọngnânghạngcóđángngạkèo trực tuyến nhà cái tình hình có vẻ xấu đi một chút: Bản cập nhật phân hạng thị trường cổ phiếu tháng 3/2019 của FTSE Russell vẫn giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên “mới nổi hạng hai”, nhưng lại đánh giá kém hơn ở một số tiêu chí.
Cụ thể, tiêu chí “Cho phép giao dịch ngoại hối” bị hạ bậc từ “Hạn chế” xuống “Không đạt”. Tiêu chí “Lưu ký - quản lý tài khoản tách biệt cho nhà đầu tư nước ngoài” bị hạ bậc từ “Đạt” xuống “Hạn chế”. Đây là hai thay đổi bất lợi rõ ràng nhất.
Có một tiêu chí vẫn khá mơ hồ là “Thanh toán - tỷ lệ các giao dịch thất bại hiếm” trong kỳ đánh giá trước được ghi là “Đạt” nhưng lần này lại là “N/A” (không có để đánh giá – Not Available). Đây có thể là dạng chưa đánh giá, còn nếu đã “Đạt” một lần thì dù có hạ bậc cũng sẽ lùi xuống “Hạn chế” hoặc “Không đạt”.
Tiêu chí duy nhất được đánh giá tốt hơn là “Mức độ phát triển thị trường phái sinh” từ chỗ “Không đạt” được nâng lên “Hạn chế”.
Như vậy căn cứ vào các thay đổi trong đánh giá của FTSE Russell thì có thể rút ra: Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang được xem xét nâng hạng lên “mới nổi hạng hai”. Thứ hai, tiến trình nâng hạng có thể bị chậm lại vì đã có sự thay đổi kém tích cực trong đánh giá các tiêu chí.
Điều này có thể dẫn tới một hệ quả không vui là cơ hội lọt vào danh sách nâng hạng của MSCI còn khó khăn hơn đối với Việt Nam vì tiêu chí của MSCI chặt chẽ hơn FTSE: FTSE còn chia hai dạng mới nổi là “Mới nổi cao cấp” và “Mới nổi hạng hai” trong khi MSCI chỉ là hoặc “Phát triển”, hoặc “Mới nổi” hoặc “Cận biên”, không có dạng lưng chừng chuyển tiếp.
Thị trường đón nhận thông tin không vui này như thế nào phải chờ tuần giao dịch mới để biết. Tuy nhiên mức độ kỳ vọng về “Sóng nâng hạng” là có trong những tuần qua. Nếu một dạng phản ứng ngược xảy ra thì cũng là bình thường và không phân biệt được với xu thế điều chỉnh giảm ngắn hạn đang diễn ra.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/3 | Giá đóng cửa ngày 22/3 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/3 | Giá đóng cửa ngày 22/3 | Mức tăng (%) |
HSL | 9.89 | 11.85 | -16.54 | VHG | 0.75 | 0.56 | 33.93 |
LGC | 28.5 | 32.85 | -13.24 | NVT | 11.5 | 8.85 | 29.94 |
CRC | 19.55 | 22.4 | -12.72 | TTE | 12.9 | 10 | 29 |
SZL | 39.95 | 44.1 | -9.41 | DAH | 8.45 | 7.05 | 19.86 |
CMX | 21.2 | 23.3 | -9.01 | PDN | 93 | 80 | 16.25 |
YEG | 100 | 109.4 | -8.59 | SII | 18 | 15.5 | 16.13 |
APC | 31.75 | 34.6 | -8.24 | DCL | 19.8 | 17.1 | 15.79 |
TCO | 11.5 | 12.5 | -8 | LAF | 6.25 | 5.5 | 13.64 |
DTA | 6.25 | 6.79 | -7.95 | MCG | 3.2 | 2.85 | 12.28 |
THI | 35.1 | 38.05 | -7.75 | OGC | 5.83 | 5.24 | 11.26 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/3 | Giá đóng cửa ngày 22/3 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/3 | Giá đóng cửa ngày 22/3 | Mức tăng (%) |
PSI | 2.7 | 3.5 | -22.86 | ORS | 4.8 | 3.4 | 41.18 |
KSQ | 2.4 | 3.1 | -22.58 | VE4 | 9.9 | 7.3 | 35.62 |
SCJ | 3.6 | 4.4 | -18.18 | PSW | 8 | 6.2 | 29.03 |
MEC | 2 | 2.4 | -16.67 | PTI | 21 | 16.5 | 27.27 |
ACM | 0.6 | 0.7 | -14.29 | TV3 | 48 | 39.7 | 20.91 |
TPP | 12.4 | 14.4 | -13.89 | HTP | 5.6 | 4.7 | 19.15 |
MAC | 6.4 | 7.4 | -13.51 | SDD | 2.8 | 2.4 | 16.67 |
VMI | 0.7 | 0.8 | -12.5 | HKB | 0.8 | 0.7 | 14.29 |
L35 | 9 | 10.1 | -10.89 | CET | 4.3 | 3.8 | 13.16 |
DCS | 0.9 | 1 | -10 | TXM | 10.5 | 9.4 | 11.7 |
Mặc dù tuần qua VN-Index có 2/5 phiên tăng điểm nhưng kết tuần chỉ số vẫn giảm gần 8 điểm hay 0,8%. Đây là tuần giảm thứ hai của VN-Index sau 9 tuần trong xu thế tăng kể từ đầu năm 2019. Cả về mặt thời gian lẫn mức độ điều chỉnh, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu nào là kết thúc.
Thanh khoản sau khi đạt đỉnh trong 4 tuần liên tục giữ mức bình quân trên 4.500 tỷ đồng/phiên (khớp lệnh), đã sụt giảm gần một phần ba. Tuần qua giá trị khớp bình quân đã giảm xuống còn hơn 3.200 tỷ đồng/phiên.
Xu thế điều chỉnh của thị trường diễn ra hợp quy luật sau quá trình tăng trưởng rất tốt gần 3 tháng đầu năm. Nếu thông tin bị đánh giá kém tích cực hơn từ tổ chức FTSE Russell tác động xấu hơn thì cũng chỉ là thêm một chất xúc tác trong quá trình điều chỉnh mà thôi. Kể cả khi không có thông này mới này, thị trường vẫn có thể tiếp tục điều chỉnh cho tới khi đạt tới mức độ cân bằng cần thiết với quá trình tăng trước đó.
Về mặt tỷ lệ, thông thường mức điều chỉnh sẽ tương đương 38,2% hoặc 50% mức tăng trước. Các tỷ lệ này tương đương khoảng 955 - 950 điểm và 938 - 940 điểm đối với VN-Index. Về mặt thời gian, kết quả kinh doanh quý 1/2019 sẽ bắt đầu xuất hiện ở tuần giữa tháng 4. Do đó, dù thị trường có chịu ảnh hưởng nào thì quá trình điều chỉnh ngắn hạn cũng đã bước vào giai đoạn cuối.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
18.3.2019 | 4,793.4 | 595.8 | 713.9 |
19.3.2019 | 4,858.0 | 661.8 | 531.6 |
20.3.2019 | 4,421.1 | 633.9 | 658.6 |
21.3.2019 | 4,331.7 | 495.4 | 382.1 |
22.3.2019 | 3,709.5 | 608.3 | 333.7 |
25.3.2019 | 4,098.9 | 630.1 | 456.2 |
26.3.2019 | 3,076.5 | 296.3 | 387.8 |
27.3.2019 | 2,649.0 | 358.3 | 328.4 |
28.3.2019 | 2,832.4 | 480.7 | 304.5 |
29.3.2019 | 3,456.7 | 606.2 | 523.2 |
Trọng Nghĩa