【ti so bong da c1】Giải pháp tránh "cắt khúc" trong điều hành thị trường xăng dầu
Đề nghị tăng tính cạnh tranh cho thị trường kinh doanh xăng dầu | |
Bộ Tài chính đề nghị thống nhất đầu mối điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu | |
Đề xuất rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống 7 ngày |
Hiện nay, công tác quản lý, điều hành xăng dầu được khuyến nghị chỉ nên tập trung vào 1 đầu mối. Ảnh: Thu Dịu |
Không thể lấy cái “bình thường” để điều hành sự “bất thường”
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm trở lại đây, việc quản lý, điều hành giá xăng dầu đã được thực hiện rất tốt. Duy chỉ có năm 2022 được cho là một năm khá “dị biệt” khi giá xăng, dầu tăng vùn vụt, thậm chí có ngày tăng hàng chục USD/thùng, dẫn đến công tác điều phối có vấn đề, thậm chí nhiều lúc không có xăng, dầu để phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam: Giao điều hành giá về Bộ Công Thương là hợp lý nhất, sẽ bắt nhịp hơn diễn biến thị trường giá cả trong nước và thế giới. |
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, công tác quản lý xăng dầu của các bộ, ngành bị lúng túng trong thời gian qua là do đã lấy cái “bình thường” để điều hành sự “bất thường”. Chính vì vậy, vấn đề chính là phải xem xét lại sự phối hợp trong công tác quản lý, trong chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan.
Để công tác quản lý xăng dầu được hiệu quả hơn, dự thảo Nghị định sửa Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương xây dựng và lấy ý kiến. Trong dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất một trong các phương án điều hành giá xăng dầu là giao Bộ Tài chính. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại đề nghị giao Bộ Công Thương để quản lý thống nhất.
Hiện có nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình với quan điểm của Bộ Công Thương đưa ra, và cho rằng nó đi ngược với chủ trương sửa đổi Luật Giá dự kiến được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2023. Theo Luật Giá sửa đổi, việc phân cấp, phân quyền trong vấn đề quản lý giá cho các bộ, ngành, địa phương đã được đề cập theo hướng lĩnh vực hàng hóa do bộ, ngành nào quản lý thì bộ, ngành đó sẽ xem xét các yếu tố đầu vào để quyết định giá cả mặt hàng đó.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, hiện nay có sự cắt khúc quản lý khi giao Bộ Công Thương quản lý sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn giá cơ sở xăng dầu nhưng lại tách riêng một phần trong cơ cấu giá là chi phí định mức cho Bộ Tài chính tính toán, công bố để Bộ Công Thương đưa vào mức giá cơ sở. Việc cắt khúc này khiến các bộ cứ chờ đợi nhau, không theo kịp diễn biến thị trường. Điều này biểu hiện rất rõ trong năm 2022. Cơ chế quản lý liên bộ như thời gian qua là rất bất cập, dẫn đến vướng mắc thực tế đã xảy ra.
Theo vị chuyên gia này, việc chuyển hoàn toàn việc quản lý giá xăng dầu về Bộ Công Thương là hợp lý. Bộ Công Thương đang quản lý về xăng dầu từ khâu quy hoạch, xây dựng hệ thống kinh doanh xăng dầu, hệ thống cảng; quản lý về hạn ngạch, cấp hạn ngạch, cấp phép trở thành đầu mối; quản lý toàn bộ đầu mối thì Bộ Công thương hiểu rõ nhất về sản xuất, kinh doanh xăng dầu cũng như sự vận hành của hệ thống đó, gắn với đó là các chi phí điều hành giá. Vì thế, giao điều hành giá về Bộ Công Thương là hợp lý nhất, sẽ bắt nhịp hơn diễn biến thị trường giá cả trong nước và thế giới.
Không có chuyện “nghỉ lễ, Tết” trong điều hành giá xăng dầu
Hiện nay, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu vẫn đang được lấy ý kiến. Theo các chuyên gia, có 3 điểm quan trọng cần phải được thực hiện, trong đó phải bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt là phải tạo môi trường kinh doanh để doanh nghiệp hoạt động cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. Tiếp đến, là sắp xếp hợp lý lại hệ thống lưu thông, cung ứng xăng dầu.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, vấn đề cốt lõi nhất là rà soát, sửa đổi lại toàn bộ cơ chế điều hành giá xăng, dầu và cơ chế bình ổn giá xăng dầu hiện hành, trong đó có quy định về thời gian giữa hai lần điều chỉnh. Cần tính đến phương án điều hành tiệm cận nhất với biến động giá thế giới và không có chuyện “nghỉ lễ, Tết” trong điều hành giá xăng dầu.
“Muốn làm tốt được điều này, cần phải dự báo sát được tình hình cung-cầu và xây dựng các kịch bản để bảo đảm nguồn cung trong các tình huống khác nhau. Tiếp đến là xây dựng các kịch bản điều hành giá và giải pháp bình ổn giá theo các biến động của giá thế giới và cuối cùng là toàn bộ hệ thống kinh doanh xăng dầu từ thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ phải có sự phối hợp chặt chẽ, ràng buộc với nhau thông qua các hợp đồng kinh tế”, ông Ngô Trí Long nói.
Như vậy, việc lựa chọn bộ nào điều hành giá xăng dầu cần được tính toán kỹ. Việc phân rõ trách nhiệm quản lý sẽ giúp có một thị trường xăng dầu vận hành tốt hơn. Điều này cũng phù hợp với tinh thần chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ phân công thống nhất một bộ quản lý duy nhất một mặt hàng cũng như tinh thần Luật Giá sửa đổi.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/571a298861.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。