Theângmứcxửphạkèo chấp 1-1.5 là gìo thống kê, hiện nay, thuốc lá nhập lậu chiếm trên 20% thị phần nội địa, đã gây ảnh hưởng rất lớn tới ngân sách nhà nước và ngành thuốc lá, xin ông cho biết rõ hơn về hệ lụy này? Trong một vài năm gần đây, lượng thuốc lá nhập lậu tăng mạnh. Thuốc lá lậu trốn thuế, giá thành rẻ và không in các cảnh báo sức khỏe, không tham gia trích nộp 1% cho Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá nên được người tiêu dùng sử dụng ngày càng nhiều. Hiện nay, thuốc lá nhập lậu lấy đi trên 20% thị phần, gây thất thu ngân sách hàng năm trên 10.000 tỷ đồng/năm. Không chỉ thất thu ngân sách, thuốc lá nhập lậu còn ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp thuốc lá trong nước: Mất sản lượng nguyên liệu trên 18.000 tấn năm (tương đương diện tích trồng là 10.000 ha); 5 triệu công lao động của nông dân không có việc làm/năm; mất việc làm của hơn 600.000 công nhân lao động/năm…
Trước thực trạng này, ngày 30/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường các biện pháp chống buôn lậu thuốc lá. Ông đánh giá gì về tính hiệu quả của chỉ thị? Tôi đánh giá rất tích cực về Chỉ thị 30/CT-TTg. Chỉ thị rất kịp thời và mang lại hiệu quả cao cho ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với sự vào cuộc của tất cả các ngành, đặc biệt là của Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các địa phương thì tình hình thuốc lá lậu bước đầu có thuyên giảm. Việc vận chuyển thuốc lá qua tuyến biên giới của các tỉnh có chiều hướng giảm so với trước từ 20-30%. Tại các điểm nóng buôn lậu thuốc lá như An Giang, Đồng Tháp, các tỉnh biên giới phía Tây, vẫn còn diễn ra nhưng không phát sinh đường dây, ổ nhóm mang tính chất công khai quy mô lớn, liên địa bàn. Năm 2014, số lượng thuốc lá lậu khoảng trên 1 tỷ bao, thì đến nay, con số này giảm còn khoảng trên 800 triệu bao. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 124/NĐ-Cp trong đó quy định, buôn bán thuốc lá nhập lậu trên 500 bao có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trước đây là 1.500 bao). Theo ông, nghị định sẽ tác động thế nào tới hoạt động buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu? Điều 25 của Nghị định 124 đã tăng mức xử phạt hành vi vi phạm về buôn bán vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu so với nghị định cũ, cụ thể: Buôn từ 500 bao thuốc lá lậu có thể nhận hình phạt lên đến 15 năm tù giam… Tôi tin với các mức phạt ngày càng nặng, các đầu nậu cũng phải chùn tay. Nghị định chính là đòn giáng mạnh vào thị trường buôn bán thuốc lá lậu vốn ngày càng phức tạp và “nhờn thuốc”; đồng thời, thể hiện quyết tâm cao độ của Chính phủ trong việc mạnh tay đấu tranh chống thuốc lá lậu, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Để Nghị định 124/NĐ-CP đi vào cuộc sống có hiệu quả, theo ông, lực lượng chức năng cần triển khai các biện pháp như thế nào? Ngày 5/1/2016, Nghị định chính thức có hiệu lực, đây là thời điểm giáp Tết, nhu cầu tiêu thụ tăng cao, các đối tượng buôn lậu sẽ tăng cường vận chuyển nguồn hàng về. Vì vậy, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan sớm ban hành Thông tư thực hiện để Nghị định kịp thời phát huy hiệu quả; Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh có kế hoạch chỉ đạo lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn buôn lậu từ biên giới cho đến thị trường nội địa trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Việc ra đời nghị định mới đúng thời điểm, tôi tin sẽ là “phanh hãm” góp phần tích cực “hạ nhiệt” tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu không chỉ tuyến biên giới mà cả trong thị trường nội địa. Xin cảm ơn ông!
|