【kèo đồng nữa là sao】Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động

 人参与 | 时间:2025-01-10 20:00:15

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức phiên chất vấn,ấtvấnBộtrưởngBộLaođộkèo đồng nữa là sao trả lời chất vấn đầu tiên đối với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, nêu một số vấn đề về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ.

Bà Nguyễn Thanh Thủy (bìa trái), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, chất vấn tại phiên họp.

Vấn đề đại biểu đặt ra là khi xác lập hồ sơ, giải quyết chế độ chính sách đối với người có công theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013, hiện Quân khu 9 có một số hồ sơ vướng mắc chưa giải quyết được. Vì cơ quan, đơn vị người hy sinh không còn lưu danh sách quân nhân hy sinh, lý do là các cơ quan, đơn vị này đóng quân không cố định, thường xuyên phải di chuyển hoặc do sự thay đổi về tổ chức, lực lượng, đơn vị sáp nhập, giải thể, chia tách, chuyển đổi nhiệm vụ, khi bàn giao thiếu cụ thể, hồ sơ lưu trữ thất lạc… Do đó, chưa có đủ hồ sơ gốc, danh sách liệt sĩ, quân nhân bị thương, không có cơ sở để xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 3, Chương II của Thông tư số 28.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc giải quyết các hồ sơ này như thế nào? Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng cũng đã cho biết có 13 vấn đề còn vướng mắc, tồn đọng. Vậy theo Bộ trưởng, những vướng mắc này có phải bất cập từ các thông tư liên tịch của Bộ không? Nếu có thì bộ chủ quản sẽ phối hợp với bộ, ngành liên quan sớm sửa đổi, bổ sung thông tư hướng dẫn để khắc phục bất cập, hạn chế trên như thế nào ?

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời: Đối với Thông tư liên tịch số 28 về giải quyết hồ sơ tồn đọng và đẩy nhanh giải quyết hồ sơ tồn đọng, thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Quốc phòng đã cùng nhau bàn bạc hai vấn đề. Cụ thể là các bộ đã xem xét, đánh giá việc thực hiện thông tư để chuẩn bị tổng kết xem thông tư còn vướng mắc gì sau quá trình áp dụng. Thực tế cho thấy, đã có một số nội dung thực hiện theo thông tư sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết vì trong thực tiễn có nhiều trường hợp không còn hồ sơ. Thông tư có quy định những cơ sở, trường hợp nào thì cần thiết bổ sung giấy tờ gì, còn đối với giải quyết trường hợp không còn hồ sơ thì chưa.

Các bộ cũng đã xem xét một số trường hợp giải quyết tồn đọng do hậu quả của việc giải quyết sai chính sách và giải quyết một số trường hợp tồn đọng mà hiện nay đang vướng mắc. Trong thời gian tới, hai  ngành sẽ tổng kết lại việc thực hiện Thông tư 28 và cần thiết sẽ có điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành thông tư mới cho phù hợp hơn.

Đối với việc giải quyết những trường hợp tồn đọng hồ sơ quân đội, việc hoàn tất hồ sơ công nhận liệt sĩ, thương binh của quân đội thì do quân đội tiến hành; Bộ LĐ-TB&XH và ngành lao động - thương binh sẽ kiểm tra, giám sát, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì thực thi chính sách chứ không làm thay và không được phép làm thay hồ sơ, thủ tục của các cơ quan chức năng.

Vấn đề nữa được đại biểu Nguyễn Thanh Thủy đặt ra đó là hàng năm, Quân khu 9 giải quyết cho hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn nghĩa vụ quân sự trở về địa phương với số lượng tương đối lớn (trên dưới 6.000 quân), nhưng qua khảo sát tại các cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội trên địa bàn Quân khu, hàng năm chỉ có khoảng 40% quân số đăng ký học nghề và có việc làm tương đối, số còn lại không có nghề nghiệp ổn định. Bộ trưởng cho biết có giải pháp đột phá gì để hỗ trợ và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ ?

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời: Về các giải pháp đào tạo nghề cho quân nhân, Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra 8 nhóm giải pháp chung giải quyết nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, trong đó có bộ đội xuất ngũ và công an xuất ngũ. Riêng trong phần việc làm đã thiết kế, nêu hầu hết các chính sách đối với giải quyết việc làm cho thanh niên, cho bộ đội xuất ngũ, cho công an xuất ngũ. Vấn đề còn lại hiện nay là trên cơ sở việc làm này, bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách liên quan thuộc lĩnh vực của Bộ. Vì giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn còn liên quan đến nhiều ngành khác. Về phía Bộ LĐ-TB&XH thì trách nhiệm của ngành ở lĩnh vực nào sẽ làm hết mình để tham mưu Chính phủ ban hành chính sách đó, đồng thời sẽ tổng hợp, tích hợp các chính sách lại báo cáo với Chính phủ thành các nghị định để thực thi.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn, bà Nguyễn Thanh Thủy nêu câu hỏi: Để thực hiện quy định về bảo vệ hệ thống thông tin theo quy định tại mục 3, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85 ngày 01/7/2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Vậy với vai trò, trách nhiệm của Bộ TT&TT, đề nghị Bộ trưởng cho biết lộ trình thực hiện nhằm thúc đẩy các bộ, ban, ngành địa phương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả những nội dung quy định trên trong thời gian tới ?

- Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời: Trong kỷ nguyên kết nối mạng hiện nay, nhiều công trình quan trọng không thể thiếu hệ thống thông tin ban đầu đảm bảo hoạt động và vận hành bình thường. Bên cạnh các nguy cơ truyền thống như động đất, cháy nổ, thiên tai thì các công trình hạ tầng trọng điểm phải đối mặt với các nguy cơ của việc tấn công mạng. Đối với công tác an toàn thông tin, về mặt hành lang pháp lý hiện có Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định 85 của Chính phủ; và hệ thống thông tin được phân loại thành 5 cấp độ dựa trên việc đánh giá, xác định mức độ quan trọng của hệ thống thông tin để nhằm đưa ra các giải pháp về đảm bảo an toàn thông tin cho phù hợp. Các hệ thống thông tin cấp độ 5 là hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã xác định danh mục các lĩnh vực quan trọng và danh mục công trình hạ tầng quan trọng, trên cơ sở đó đã xác định danh mục các hệ thống thông tin quan trọng để tiến hành các biện pháp bảo vệ tương ứng một cách phù hợp. Do an toàn thông tin mạng là lĩnh vực còn mới nên nhận thức cũng như mức độ quan tâm của các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam còn tương đối khác nhau. Vì vậy, một mặt chúng ta cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, mặt khác cũng cần tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Chính vì vậy, trong bối cảnh nguồn lực chúng ta còn hạn chế và tránh dàn trải thì Bộ đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ lựa chọn 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên để đảm an toàn thông tin mạng. Với mỗi lĩnh vực quan trọng thì giao cho bộ, ngành chủ trì chịu trách nhiệm rà soát, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin, đề xuất hệ thống thông tin quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực mình quản lý, trên cơ sở đó, Bộ TT&TT chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia…

QUỲNH LAM

顶: 2432踩: 336