您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【hạng 1 pháp】Muối đắng!

Cúp C17人已围观

简介Vụ muối đầu năm 2016 ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, tuy cho năng suất cao nhưng di ...

Báo Cà MauVụ muối đầu năm 2016 ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, tuy cho năng suất cao nhưng diêm dân lại đang đối mặt với điệp khúc "được mùa, mất giá". Muối chất trắng ruộng nhưng không tiêu thụ được. Từ bao đời nay, nghề làm muối vốn đã cực nhọc trăm bề, nay có nguy cơ lỗ nặng, khiến diêm dân đau đáu nỗi lo.

Vụ muối đầu năm 2016 ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, tuy cho năng suất cao nhưng diêm dân lại đang đối mặt với điệp khúc "được mùa, mất giá". Muối chất trắng ruộng nhưng không tiêu thụ được. Từ bao đời nay, nghề làm muối vốn đã cực nhọc trăm bề, nay có nguy cơ lỗ nặng, khiến diêm dân đau đáu nỗi lo.

Xã Tân Thuận hiện có khoảng 63 hộ làm nghề muối, với diện tích trên 180 ha, chủ yếu tập trung tại ấp Lưu Hoa Thanh. Ðây là xã duy nhất trong tỉnh Cà Mau làm muối hơn 30 năm nay. Chất lượng muối Tân Thuận từ lâu vượt xa muối của các vùng lân cận.

Diêm dân Tân Thuận gặp khó trong khâu tiêu thụ muối.

Mỗi năm, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời điểm diêm dân bắt tay làm muối. Mùa khô năm nay, thời tiết nắng hạn gay gắt, tình trạng xâm mặn mạnh, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân, nhất là ở vùng sản xuất lúa - tôm, nhưng đây lại là điều kiện thuận lợi cho nghề làm muối. Mỗi héc-ta cho năng suất 75 tấn, muối được mùa, song giá lại rớt mạnh, chỉ ở mức 600 đồng/kg (năm trước giá từ 1.000-1.200 đồng/kg).

Ông Trần Văn Tỉa, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết: “Hiện nay khó khăn nhất là đầu ra. Thương lái không mua nữa, giá sụt giảm còn bằng phân nửa vụ mùa năm rồi. Năm rồi 1 giạ muối được 36.000 đồng, năm nay còn 18.000 đồng”.

 Chị Dương Tuyết Mãnh là người đã có hơn 20 năm làm nghề muối. Với diện tích 4,5 ha, chị chia làm 12 khuôn, từ đầu vụ đến nay, gia đình chị đã thu hoạch hơn 3.000 giạ muối nhưng chỉ bán được 100 giạ, mỗi giạ (30 kg) giá từ 18.000-20.000 đồng, số còn lại chị định chờ giá muối lên. So với vụ mùa năm 2015, gia đình chị lỗ gần 70 triệu đồng. Chị Mãnh than thở: “Nghề muối này tôi làm đã lâu, cực lắm, làm ở ngoài nắng suốt. Mặt hàng gì cũng lên giá, nhưng riêng muối giá lại xuống thấp".

Ông Trần Văn Ngộ, người có thâm niên làm muối trên 20 năm, với 3 ha đất, thu đợt đầu hơn 7 tấn muối nhưng phải chất đống trong nhà kho. Ông Ngộ ngán ngẫm: "Hiện diêm dân đang lỗ nặng. Không chỉ rớt giá, muối còn tồn đọng khiến chúng tôi khốn khổ".

Chưa bao giờ muối rớt giá thê thảm như năm nay. Giá giảm mạnh nhưng thương lái chẳng mặn mà thu mua khiến diêm dân càng thêm khốn đốn.

Trước mắt, muối Tân Thuận làm ra dù có nổi tiếng cũng chỉ để bán lẻ cho các thương lái. Còn giá muối thì tự thương lái đặt ra. Vì thế, Nhà nước cần sớm có chính sách tháo gỡ và tạo điều kiện về vốn để giúp diêm dân an tâm sản xuất, tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển bền vững nghề làm muối tại địa phương.

 “Nghề làm muối là nghề truyền thống nên dân yêu cầu Nhà nước đầu tư một số vốn nhất định, chẳng hạn để diêm dân làm ao chứa nước ót. Khi gần mãn mùa, bơm nước vô để dự trữ, tới mùa vụ bơm ra, phơi mấy ngày là có muối. Còn như hiện nay, làm khoảng 1 tháng mới có muối, trễ thời gian thu hoạch nên hiệu quả không cao”, ông Trần Văn Ngộ kiến nghị.

Câu chuyện được mùa, mất giá đã được nói đến từ hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa có câu trả lời từ các cơ quan chức năng. Ðể giúp người làm muối tránh thua lỗ, nợ nần chồng chất, các ngành chức năng của tỉnh, huyện và địa phương cần có những chính sách và giải pháp chỉ đạo phát triển vùng muối của xã Tân Thuận, cũng như tìm đầu ra cho hạt muối để vị của hạt muối Tân Thuận "không đắng" như hiện nay./.

Bài và ảnh: Trần Chiến

Tags:

相关文章