| Thống đốc NHNN ra chỉ thị yêu cầu không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng | | Để dòng vốn tìm đúng “địa chỉ” | | Dòng tín dụng đã chảy vào những lĩnh vực kinh tế nào?Nắntrực tiếp bóng đá u21 anh |
| Nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục ở mức cao nhờ đà phục hồi của nền kinh tế. Ảnh: ST |
Vốn rẻ đã đến với doanh nghiệp Thời điểm này, dù mùa xuân đã đến, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải hối hả sản xuất, tìm kiếm đơn hàng để bù lại khoảng thời gian nhiều hoạt động bị đình trệ vì giãn cách xã hội. Trong không khí tất bật ấy, các doanh nghiệp luôn canh cánh nỗi lo về nguồn lực, nguồn vốn, chi phí để không chỉ dành cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh mà còn giúp đảm bảo đời sống cho người lao động. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa: Hoàn thiện các công cụ điều hành NHNN phải tiếp tục kiên định quan điểm thận trọng sử dụng chính sách tiền tệ nhằm phục hồi nền kinh tế. NHNN cần tập trung hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thị trường hơn. Thời gian qua, rất nhiều nước trên thế giới không hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp bằng tiền, nhưng có cách làm rất hiệu quả, đó là Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Tất nhiên đây phải là những doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm cao. Theo nhiều quốc gia, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu cho doanh nghiệp, quan trọng không kém thị trường chứng khoán. |
Chia sẻ về nỗi lo này, ông Nguyễn Vĩnh Yên, Tổng giám đốc Công ty Dahatsu (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội) cho biết, trở lại “giai đoạn bình thường mới”, Công ty đã nỗ lực tái sản xuất, tìm kiếm đơn hàng dù còn nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu. Nhưng lo ngại hơn cả là dòng tiền bị đứt gãy một thời gian nên Công ty dự tính thiếu hơn 500 tỷ đồng để duy trì hoạt động. May mắn là sau khi làm việc với một ngân hàng thương mại, Công ty đã được hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 8%/năm và giải ngân theo 3 đợt phụ thuộc vào năng lực sản xuất và đầu ra của các đơn hàng. Với sự hỗ trợ kịp thời này, ông Yên dự báo Công ty sẽ còn tiếp tục phục hồi tốt hơn, tăng cường sản xuất, cung ứng các sản phẩm ra thị trường. Thực tế cho thấy, hiện trên thị trường, các ngân hàng đều đã và đang tung ra các gói vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhất là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên. Không những thế, các ngân hàng thương mại cũng đã nới tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc chấp nhận tài sản đảm bảo là các nguồn thu từ tương lai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Nói về vấn đề lãi suất, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần trong những năm qua. Năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm bình quân khoảng 1%/năm, tính đến hết tháng 11/2021, lãi suất cho vay tiếp tục giảm thêm 0,82%. Với 5 lĩnh vực ưu tiên, trần lãi suất cho vay VND mà NHNN quy định là 4,5%/năm, nhưng lãi suất thực mà các ngân hàng đang cho vay bình quân khoảng 4,3%/năm. Con số này thấp hơn khá nhiều so với trần NHNN đề ra, thấp hơn khá nhiều mặt bằng chung lãi suất cho vay của các nước Asean+4 và một số quốc gia có nền kinh tế tương đồng. Trước đó, các ngân hàng cũng đã xin nới hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng để có thêm nhiều dư địa cho vay. Theo các ngân hàng, việc được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng, vì trong trường hợp không được cấp thêm hạn mức, nhiều ngân hàng chạm trần sẽ không thể tiếp tục cho vay. Nắn dòng chảy Số liệu mới nhất của NHNN cho thấy, tính đến 28/12, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,97% so với cuối năm 2020 và dự kiến tính đến hết năm con số này sẽ là 14%. Với con số này, tương đương khoảng 1,19 triệu tỷ đồng đã được bơm thêm vào nền kinh tế trong năm 2021. Đặc biệt, dòng tín dụng tiếp tục được NHNN nắn vào các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông. Tín dụng tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, nông thôn (tăng 10,21%) so với năm 2020 và chiếm 25,11% tổng dư nợ nền kinh tế; lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 7,45%; xuất khẩu tăng 7,81%; công nghiệp hỗ trợ tăng 20,86%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,86%. |
Các chuyên gia cũng dự báo, trong năm 2022, nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục ở mức cao nhờ đà phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, lãi suất vẫn đang đứng trước nhiều áp lực tăng do bối cảnh lạm phát toàn cầu. Vì thế, các doanh nghiệp đang đặt nhiều mong mỏi vào gói cấp bù lãi suất 4% có quy mô 40.000 tỷ đồng. Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, gói hỗ trợ lãi suất này phải vừa đảm bảo đủ hấp dẫn nhưng phải vừa hạn chế lợi dụng kẽ hở chính sách, có thể dẫn đến những sai lầm như gói hỗ trợ năm 2009, đây là thách thức không nhỏ. Hơn nữa, để tín dụng đến đúng mục đích, khi các công cụ thị trường không thể điều tiết thì các bộ, ngành cần có sự phối hợp để đưa ra ngành nghề bị ảnh hưởng cụ thể, từ đó thực hiện chính sách có mục đích rõ ràng và giám sát. Một vấn đề nữa khiến doanh nghiệp lo ngại khó tiếp cận các gói tín dụng thông thường cũng như các gói tín dụng ưu đãi là ngành ngân hàng sẽ không hạ chuẩn tín dụng. Đại diện cho phía ngân hàng thường cho rằng, ngân hàng cũng là doanh nghiệp, nếu cho vay tiềm ẩn rủi ro, doanh nghiệp không trả được nợ thì trách nhiệm lại thuộc về các ngân hàng. Vì thế, trong điều hành thời gian tới, NHNN cho biết sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh. |