当前位置:首页 > La liga

【trực tiếp bóng đá socola】Chuyển cao tốc Bắc

chuyen cao toc bac nam phia dong sang dau tu cong gay anh huong dau tu cong trung hanCần tránh lặp tình trạng chậm tiến độ, đội vốn ở cao tốc Bắc-Nam phía Đông
chuyen cao toc bac nam phia dong sang dau tu cong gay anh huong dau tu cong trung hanGiải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam
chuyen cao toc bac nam phia dong sang dau tu cong gay anh huong dau tu cong trung han
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ còn rất nhiều phân vân, lo lắng. Thời gian qua nợ công rất cao mà lại chuyển sang hướng đầu tư dự án từ PPP sang đầu tư công. Trong khi đó, hiện nay công tác quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập, đã được cử tri, nhân dân lên tiếng trong các kỳ họp Quốc hội.

“Phải chăng tiến hành xã hội hóa chưa đến nơi, đặt Quốc hội vào thế chỉ có 2 con đường, một là thế này, hai là thế kia. Nếu để tâm nghiên cứu kỹ hơn và có chuẩn bị chu đáo, có trách nhiệm hơn thì sẽ không đặt ta vào tình thế thế này. Quay ra đầu tư công rồi lại thất thoát, lãng phí… Chỗ này còn nhiều phân vân, lo thực sự”, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nói.

Hoàn toàn đồng tình với việc chuyển đổi 3 dự án thành phần của Dự án chung sang hình thức đầu tư công, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phân tích: Việc đầu tư PPP nhằm mục tiêu quan trọng nhất là huy động được khu vực tư nhân bởi khu vực này không chỉ có vốn mà còn huy động được cả kinh nghiệm để đầu tư vào công trình.

Thêm vào đó, nguồn ngân sách hiện nay đang khó khăn nhiều lĩnh vực cần đầu tư, nếu đầu tư tư nhân được thì phải tập trung ưu tiên cho phương thức PPP.

“Tuy nhiên, Chính phủ đã trình ra những điều kiện cần chuyển đổi. Tôi thấy một số điều kiện đúng như dự án dự định đầu tư theo hình thức PPP nhưng giờ không ai quan tâm thì cần chuyển thành đầu tư công. Vì nếu không chuyển đổi thì thành cắt đoạn, đứt gãy dự án. Những lý do khác ví dụ như do vướng vấn đề cơ chế… thì cần cân nhắc”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Vị đại biểu Hà Nội cũng đặt ra vấn đề: “Sau khi chuyển đổi, ngân sách nhà nước sẽ thiếu hụt 23.000 tỷ đồng so với phân bổ ban đầu. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau hay không?”.

Cũng đồng tình với việc chuyển 3 dự án thành phần của Dự án sang đầu tư công để “bơm” nguồn lực, tạo động lực, sức sống cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị nếu được, trong Nghị quyết của Quốc hội phải ghi rõ phải sớm hoàn chỉnh Luật Đầu tư theo hình thức PPP để tạo điều kiện cho các dự án còn lại làm theo PPP, để kêu gọi đầu tư.

Việc chuyển sang đầu tư công, sau đó tiến hành đấu thầu hay chỉ định thầu, theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa là bài toán quản lý. Nếu không có tiêu cực và có cơ sở khoa học thì chỉ định thầu cũng chấp nhận được.

"3 dự án này đề nghị ưu tiên chọn đấu thầu, cho phép các nhà đầu tư có thể liên kết với nhau rồi chúng ta giám sát chặt chẽ để làm hình mẫu trong đầu tư công", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cũng ủng hộ quan điểm chuyển 3 dự án sang đầu tư công, nâng tổng số 6/11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông là đầu tư công nhằm đẩy nhanh quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng vì vấn đề hạ tầng giao thông đang là điểm nghẽn rất lớn.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng phải giám sát, minh bạch ngay từ đầu; cần phải có thông tin đầy đủ, minh bạch trong đấu thầu và chỉ định thầu. "Đôi lúc chỉ định thầu tốt hơn là đấu thầu, nhưng phải minh mạch. Trong đấu thầu cũng phải tăng cường giám sát, có như vậy mới tạo ra được công trình chất lượng", đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Theo Tờ trình của Chính phủ về Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020: Đến nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng đạt trên 73%. Đối với 3 dự án đầu tư công bắt đầu triển khai thi công từ tháng 9/2019, riêng cầu chính cầu Mỹ Thuận 2 dự kiến triển khai tháng 8/2020.

Đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP: Đã phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư; hiện đang chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư, dự kiến hoàn thành công tác đấu thầu trong tháng 11/2020.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội, xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức thức PPP sang đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với 3 dự án đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Bên cạnh đó, điều chỉnh tổng mức đầu tư và nguồn vốn. Cụ thể, tổng mức đầu tư của Dự án là 100.816 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 78.461 tỷ đồng, gồm 55.000 tỷ đồng đã bố trí theo Nghị quyết số 52/2017/QH14, phần vốn còn thiếu (23.461 tỷ đồng) giao Chính phủ tổng hợp, báo cáo Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công. Vốn huy động ngoài ngân sách là 22.355 tỷ đồng.

分享到: