Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
TheệtNamhoannghênhvaitròcủaPháibộLiênhợpquốctạlịch đấu fa cupo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 13/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp trực tuyến nghe báo cáo và thảo luận về hoạt động của Phái bộ Hành chính lâm thời của Liên hợp quốc tại Kosovo (UNMIK).
Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Trưởng Phái bộ UNMIK Zahir Tanin, Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Nikola Selakovic và đại diện Kosovo Donika Gërvalla đã tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Ông Zahir Tanin đã báo cáo Hội đồng Bảo anLiên hợp quốc về tình hình hoạt động của UNMIK và trên thực địa trong giai đoạn từ ngày 16/9/2020-15/3/2021, tập trung vào việc thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan, tăng cường đối thoại và hỗ trợ các cộng đồng địa phương ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ghi nhận nỗ lực của UNMIK và mong muốn các bên liên quan đẩy mạnh nỗ lực đối thoại, tìm kiếm giải pháp lâu dài, toàn diện vì hòa bình và sự ổn định ở khu vực.
Nhiều nước tiếp tục bảy tỏ ủng hộ vai trò của UNMIK tại Kosovo, nhưng cũng có ý kiến cho rằng cần xem lại sự cần thiết duy trì hoạt động của UNMIK.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu hoan nghênh vai trò của UNMIK, đặc biệt trong việc hỗ trợ cộng đồng địa phương ứng phó với đại dịch COVID-19, nhưng ông cho rằng việc triển khai các thỏa thuận giữa hai bên còn nhiều hạn chế.
Đại sứ kêu gọi các bên liên quan tìm kiếm giải pháp toàn diện, bền vững trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tăng cường thúc đẩy đối thoại, giải quyết khác biệt còn tồn tại, tập trung ứng phó với dịch bệnh COVID-19, bảo đảm đời sống và sự phát triển của các cộng đồng địa phương.
Văn bản quan trọng nhất về vấn đề Kosovotại Hội đồng Bảo an là NQ 1244 (1999) quy định Kosovo tự trị dưới sự quản lý của Liên hợp quốc (UNMIK) và bảo đảm an ninh của lực lượng KFOR của NATO, song phải bảo đảm các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Serbia và các nước khác trong khu vực./.