TheĐiềuchỉnhlượngmuốitrongbữaănhàngngàynhằmbảovệsứckhỏecủatrẻnhỏkêt qua truc tuyeno Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vy, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, phụ huynh và nhà trường cần đặc biệt chú trọng đến hàm lượng muối trẻ ăn mỗi ngày. Cũng bởi, việc nêm muối quá mức không chỉ gây rối loạn vị giác, giảm khả năng hấp thụ kẽm, gây biếng ăn, mà còn tạo gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ trẻ mắc phải một số bệnh như tăng huyết áp, suy thận, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tổn thương não bộ.
Bác sĩ Vy khuyến cáo, muối có trong các loại gia vị như xì dầu, hạt nêm, nước mắm, … khi cha mẹ nêm nếm vừa miệng thì bữa ăn có thể ngon miệng hơn nhưng đem lại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và cả gia đình. Khi ăn quá nhiều muối thì thận sẽ phải làm việc nhiều trong khi thận của trẻ vẫn còn non nớt. Gia đình chỉ nên tính toán lượng muối trẻ ăn hàng ngày bằng một nửa so với người lớn. Ví dụ như khi mẹ chế biến món ăn cho con thì các món ăn phải nhạt chỉ bằng một nữa so với món ăn của người lớn thì không bị nguy cơ thừa muối. Ngay trong thực phẩm cũng đã chứa một hàm lượng muối nhất định vì vậy mẹ nên chú trọng giữ được vị ngon tự nhiên của thực phẩm tươi sống, hạn chế tối đa sử dụng gia vị.
Việc thêm muối quá mức trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ không chỉ gây rối loạn vị giác, giảm khả năng hấp thụ kẽm, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Ảnh minh họa
Có thể thấy, chế độ ăn hạn chế muối phải hiểu là hạn chế lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Bởi vậy việc hạn chế muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nấu nướng của gia đình, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và sở thích ăn uống của trẻ. Đáng nói, không chỉ trẻ nhỏ và tất cả thành viên trong gia đình cũng cần kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.