【soi kèo nhà cái ngoại hạng anh hôm nay】Ngành Tài chính bứt phá đón cơ hội mới

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:14:20

nganh tai chinh but pha don co hoi moi

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Nhân dịp Xuân mới Bính Thân,ànhTàichínhbứtpháđóncơhộimớsoi kèo nhà cái ngoại hạng anh hôm nay Báo Hải quan đã phỏng vấn đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thưa Bộ trưởng, năm 2015 thu NSNN vượt khoảng 8,6% so với dự toán, tăng khoảng 14,6% so thực hiện năm 2014 là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của Bộ Tài chính trong bối cảnh giá dầu thế giới sụt giảm sâu so với dự toán. Có thể nói, những quyết sách kịp thời để bù lại số hụt thu không nhỏ ấy đã làm xoay chuyển tình thế. Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Năm 2015 nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế ước tăng 6,68%, vượt mục tiêu đề ra là 6,2%, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-2015 tăng 0,6% so tháng 12-2014, song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là giá dầu thế giới giảm sâu (dự toán 100 USD/thùng, thực hiện khoảng 55 USD/thùng) và khó dự báo, làm giảm thu lớn ngân sách Trung ương (NSTƯ).

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo cân đối NSNN, đặc biệt là cân đối NSTƯ, Bộ Tài chính đã xác định giải pháp quan trọng, chủ yếu là phấn đấu tăng thu từ phát triển sản xuất- kinh doanh trong nước, từ đẩy mạnh hoạt động XNK để bù đắp cho số giảm thu từ dầu thô; đồng thời, tăng cường công tác quản lý chi NSNN, triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, rà soát điều chỉnh các nhiệm vụ chi triển khai chậm, cắt giảm loại bỏ các khoản chi không đúng chế độ quy định; hạn chế sử dụng dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự toán các cấp. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản điều hành NSNN, chủ động tính toán, xây dựng kịch bản điều hành, đảm bảo cân đối NSNN theo các mức giá dầu dự kiến (40, 50, 60 USD/thùng), trên cơ sở đó đã tăng thu nội địa và XNK để bù đắp số thu từ dầu thô một cách tích cực hiệu quả từ nguồn thu trong nước.

Bên cạnh việc làm tốt những giải pháp như chống thất thu, chống gian lận thương mại, chuyển giá..., ngay từ những ngày đầu năm và trong những tháng cuối năm 2015, Bộ Tài chính cũng đã tập trung làm quyết liệt công tác xử lý nợ đọng thuế (đến tháng 12-2015 đã thu trên 39 nghìn tỷ đồng nợ thuế nội địa năm 2014 chuyển sang).

Việc giá dầu giảm cũng có tác động tích cực, giảm chi phí đầu vào của sản xuất- kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng nguồn thu cho NSNN. Đồng thời, với yếu tố tăng trưởng khá, công tác quản lý thu được tăng cường; nhờ vậy, thu NSNN năm 2015 vẫn vượt dự toán Quốc hội quyết định, trong đó thu NSTƯ cơ bản đạt dự toán của Quốc hội.

Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc và nỗ lực cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng DN, trong đó có cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế các cấp, ngành Tài chính đã đạt được số thu NSNN vượt 8,6% so dự toán, bao gồm cả thu NSTƯ và không phải sử dụng đến khoản 10 nghìn tỷ đồng thu thoái vốn Nhà nước tại DNNN.

nganh tai chinh but pha don co hoi moi

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đến thăm và chỉ đạo tại Trung tâm chỉ huy trực tuyến Tổng cục Hải quan Ảnh: Hữu Linh

Cải cách toàn diện và đồng bộ thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực thuế, lĩnh vực hải quan là kỳ vọng của cộng đồng DN sau hàng loạt các giải pháp về thuế mà Bộ Tài chính đã thực hiện gần đây. Bộ trưởng nhận định như thế nào khi có ý kiến cho rằng, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế trong năm 2015 cho thấy, các DN Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của tiến trình cải cách TTHC thuế, hải quan?

Hơn lúc nào hết, việc cải cách TTHC nói chung và cải cách thủ tục về thuế và hải quan của ngành Tài chính nói riêng sẽ là động lực, giúp các DN có niềm tin vào môi trường kinh doanh.

Nghị quyết 19 của Chính phủ đã đặt ra mục tiêu cụ thể về việc cải cách TTHC, quy trình nghiệp vụ về thuế để rút ngắn thời gian tuân thủ của DN xuống ngang bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 121,5 giờ/năm vào cuối năm 2015; ngang bằng mức trung bình của các nước ASEAN-4 là 119 giờ vào cuối năm 2016. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế triển khai đồng bộ các giải pháp cả về cải cách thể chế chính sách, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án CNTT và thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường kỷ cương kỷ luật trong công tác thuế. Với việc triển khai có hiệu quả các giải pháp đồng bộ như trên, kết quả trong năm 2014-2015, số giờ nộp thuế của DN đã giảm được 420 giờ, số giờ thực hiện TTHC về thuế chỉ còn 117 giờ, đã đạt và vượt mục tiêu mà Nghị quyết 19 đặt ra. Tính đến cuối năm 2015 theo thống kê trên cả nước đã có trên 98% DN khai thuế qua mạng và có hơn 93,1% DN đăng ký tham gia nộp thuế điện tử.

Đối với lĩnh vực Hải quan, năm qua đã đẩy mạnh cải cách, hiện đại hoá hướng tới tạo thuận lợi cho thương mại và thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời góp phần chống thất thu ngân sách. Trong đó, đã triển khai thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống thông quan tự động tại 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Hồ sơ hải quan được đơn giản hóa và tích hợp trong một tờ khai hải quan duy nhất, thời gian thông quan đối với luồng Xanh giảm chỉ còn 3 giây. Công tác thu ngân sách cũng đã có chuyển biến tích cực với việc Tổng cục Hải quan ký kết thỏa thuận phối hợp thu với 28 ngân hàng thương mại...

Nỗ lực cải cách TTHC thuế, hải quan của Bộ Tài chính đã được cộng đồng DN ghi nhận và đánh giá khá tốt. Theo kết quả khảo sát đánh giá "Mức độ hài lòng của DN" về cải cách TTHC thuế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp thực hiện đã có trên 71% DN cho rằng những quy định về chính sách, pháp luật thuế đã có chuyển biến tích cực.

Những con số trên là kết quả nỗ lực vào cuộc của ngành Tài chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho DN trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, góp phần vào mục tiêu cao hơn đó là cải thiện môi trường kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng chính là tiền đề để nuôi dưỡng nguồn thu, DN có "vững" thì mới có nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Năm qua cũng ghi dấu ấn với những thành tựu quan trọng về hội nhập tài chính quốc tế. Bộ Tài chính - một trong những cơ quan đầu mối quan trọng, tích cực triển khai xây dựng phương án đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Đối với công tác xúc tiến đầu tư, 2 năm gần đây, đích thân Bộ trưởng đã tham dự các Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản năm 2014, tại Hoa Kỳ năm 2015 và sắp tới là tại Anh mở ra những cơ hội và triển vọng mới đối với Việt Nam nhằm xây dựng quan hệ đối tác toàn diện, sâu rộng hơn nữa trong lĩnh vực tài chính, thị trường vốn giữa các nước. Bộ trưởng có thể đánh giá khái quát về vai trò của ngành Tài chính trong tiến trình hội nhập sâu rộng của đất nước hiện nay?

Năm qua, toàn ngành Tài chính đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực và thế giới; tích cực xây dựng phương án đàm phán các FTA: tuyên bố kết thúc đàm phán hai Hiệp định quan trọng là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam - EU, ký kết FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam - Hàn Quốc (đã có hiệu lực từ 20-12-2015); tập trung rà soát, chuyển đổi biểu thuế và hoàn thiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu trong 7 FTA đang thực hiện cho giai đoạn 2015- 2018... Hoạt động đối ngoại, hợp tác tài chính quốc tế đã đóng góp tích cực vào việc thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài; thu hút có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển đất nước. Hội nhập tài chính đã góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách kinh tế trong nước.

Các Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản và Hoa Kỳ đều thu hút hàng trăm tổ chức đầu tư đến dự, với các đại diện quỹ đầu tư lớn, thực sự trở thành một kênh đối thoại quan trọng giúp các DN, nhà đầu tư các nước hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, hiểu rõ hơn chủ trương và quyết tâm đổi mới của Chính phủ Việt Nam và quan trọng nhất là củng cố lòng tin của nhà đầu tư đối với tiềm năng phát triển của thị trường tài chính, thị trường vốn của Việt Nam. Đặc biệt, sau thành công của hai đợt xúc tiến đầu tư nói trên, Bộ Tài chính đang cân nhắc để tiếp tục tổ chức các Hội nghị tương tự tại các thị trường trọng điểm. Tôi cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc DNNN, các hội nghị xúc tiến đầu tư mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào quá trình tái cấu trúc kinh tế- cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam. Điều này cũng khẳng định thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ trong công cuộc cải cách thể chế, phát triển nền kinh tế Việt Nam ổn định, minh bạch và cam kết hỗ trợ các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Năm 2016 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2016-2020, có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho cả giai đoạn. Trong trước mắt cũng như dài hạn, nhiệm vụ đối với ngành Tài chính ngày càng nặng nề khi vừa phải cơ cấu lại nguồn thu, vừa đảm bảo chi tiết kiệm, hiệu quả. Cùng với đó, tiếp tục kiên định điều hành lộ trình giảm bội chi NSNN và nợ công, để giữ vững an ninh tài chính quốc gia. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp trọng tâm để đạt được mục tiêu trên?

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020. Dự toán NSNN năm 2016 Quốc hội thông qua với tổng thu NSNN là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, tổng chi NSNN là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN là 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP). Trong đó, chi NSNN đã từng bước cơ cấu lại, tỷ trọng chi thường xuyên giảm từ 66,9% năm 2015 xuống còn 64,7% năm 2016; nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển từ mức 17% năm 2015 lên 20% năm 2016; một số lĩnh vực quan trọng như giáo dục- đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường cơ bản đảm bảo tỷ lệ theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội; cơ bản bố trí được nguồn đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.

Dự báo bối cảnh phát triển kinh tế- xã hội của thế giới và Việt Nam trong giai đoạn tới có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Vì vậy, để phát huy những thành tựu đã đạt được, cần phải tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tăng cường kỷ cương kỷ luật tài chính; quản lý chặt chẽ nợ công, hướng tới bền vững.

Trong thời gian tới, ngành Tài chính đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về NSNN:

Thứ nhất, đối với chính sách thu: tiếp tục rà soát để có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm đảm bảo bao quát các nguồn thu, đối tượng thu, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế, giảm thiểu rủi ro do tác động của môi trường bên ngoài. Song quan trọng hơn là phải tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất- kinh doanh, thúc đẩy tái cơ cấu khu vực DNNN để tăng cường hiệu quả, đưa tốc độ tăng trưởng giai đoạn tới ở mức cao hơn, tạo nền tảng để tăng thu ngân sách bền vững. Trên cơ sở đó, động viên hợp lý nguồn lực vào NSNN, tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư, tăng tích lũy cho DN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP bình quân khoảng 20-21% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 19-20% GDP. Nâng dần tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu NSNN.

Thứ hai, đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN hướng tới hiệu quả, bền vững: Giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trên cơ sở rà soát, sắp xếp và lồng ghép các chính sách an sinh xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo thực chất, tiết kiệm và hiệu quả; thúc đẩy cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công kết hợp xã hội hóa, cổ phần hóa; quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế; thực hiện cải cách tiền lương; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tăng chi trả nợ, giảm số vay đảo nợ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi tiêu công, tăng đầu tư công. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống khoảng 58%, giảm 10% so với dự toán năm 2015 để tăng tỷ trọng cho chi đầu tư phát triển và chi trả nợ, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

Thứ ba, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay của NSNN theo hướng: Tăng tỷ trọng vay trung hạn và dài hạn với lãi suất phù hợp, triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ công trong nước của Chính phủ; nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ XDCB. Bảo đảm dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

顶: 7146踩: 82