【lịch bóng đã】Solve for Tomorrow 2023
2 dự án này đều được đánh giá cao về tính thực tiễn,lịch bóng đã khả năng sản xuất đại trà để phục vụ người dùng Việt. Thú vị hơn, theo chia sẻ của 2 đội, ý tưởng dự án đều xuất phát từ việc quan sát chính những nhu cầu thực tế của người thân trong gia đình.
Quan sát thói quen trồng lúa của ông bà để sáng tạo Agro Robot
Sinh ra và lớn lên tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang - vựa lúa gạo Tây sông Hậu, 2 bạn trẻ Vũ Trần Gia Huy và Mai Nguyễn Gia Mỹ từ đội thi Khóm Cầu Đúc vốn đã quá quen với cây lúa. Quan sát cách ông bà trồng lúa, Gia Mỹ đã phát hiện ra một vấn đề còn tồn đọng nhiều năm qua.
Gia Mỹ chia sẻ: “Việc cải tạo đất bằng phương pháp thủ công có nhiều hạn chế, khiến năng suất lúa bị giảm thấp”. Do đó, cô bạn đã nảy ra một ý tưởng đột phá - thiết kế và chế tạo Agro Robot để giúp người nông dân nắm được tình trạng đất và có phương thức sản xuất phù hợp.
Sau khi Gia Mỹ trình bày ý tưởng với thầy Nguyễn Văn Sơn - chủ nhiệm CLB Khoa học kỹ thuật tại trường kiêm hướng dẫn của nhóm, thầy Sơn thấy được tiềm năng và giới thiệu 2 bạn trẻ tham gia Solve for Tomorrow để có cơ hội tỏa sáng.
Agro Robot được nhóm thiết kế với 3 chức năng chính, gồm: di chuyển được trên đồng ruộng, giám sát qua web hoặc ứng dụng bằng công nghệ IOT và tổng hợp dữ liệu về đất để hỗ trợ nông dân sản xuất lúa. Robot được thiết kế cao hơn so với cây lúa để khi máy di chuyển trên đồng ruộng, cây lúa sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, phần bánh xe cũng đảm bảo có thể di chuyển trên địa hình bùn lầy, độ ma sát cao tại ruộng.
Nhóm cũng đã thử nghiệm thực tế mô hình tại địa phương và nhận nhiều đánh giá tích cực từ các nông dân và chuyên gia. TS. Lê Hồng Việt - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ nhận định: “Máy đánh giá được hàm lượng NPK có trong đất, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn của đất. Máy có tính thực tế cao, dễ áp dụng đối với người nông dân”.
Hộp y tế thông minh dựa trên trải nghiệm thực tế từ gia đình
Ý tưởng mới lạ MedIQ - hộp y tế thông minh của 4 chàng trai Nguyễn Hoàng Dũng, Tô Hữu Phát, Lê Gia Bách và Nguyễn Quang Anh trong nhóm Mindful Medical Brand cũng xuất phát từ câu chuyện thực tế của người thân.
“4 năm trước, bác của em không may bị đột quỵ, nguyên nhân chính là do cao huyết áp, nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường và điều trị từ sớm. Sau khi từ viện về nhà, bác vẫn cần sự chăm sóc đặc biệt của nhân viên y tế. Đây là lý do chúng em quyết định mang đến một sản phẩm vừa đo được nhiều chỉ số cùng lúc, vừa quản lý được dữ liệu bệnh nhân hiệu quả nhất”, Hữu Phát chia sẻ.
Nghĩ là làm, 4 người bạn thân chung đam mê công nghệ đã rủ nhau cùng thực hiện. Và Solve for Tomorrow là “cơ hội vàng” giúp nhóm rút ngắn quá trình từ ý tưởng đến sản phẩm. Hộp y tế thông minh MedIQ được các bạn trẻ thiết kế nhỏ gọn, có thể đo được 4 chỉ số quan trọng, như huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt và nồng độ SPO2 trong máu. Ngoài ra, sản phẩm còn đếm được số giờ truyền dịch, kết hợp bộ dụng cụ y tế và thuốc men dành cho trường hợp khẩn cấp.
Theo cô Lê Thị Thúy - giáo viên hướng dẫn của nhóm, MedIQ có tính ứng dụng cao, rất phù hợp cho phòng y tế của trường học. Nhóm cũng đã thử nghiệm sản phẩm tại lớp học của mình và phòng khám của một người quen, qua đó nhận được rất nhiều đóng góp tích cực từ người dùng.
Solve for Tomorrow - Nơi nuôi dưỡng những “giấc mơ” STEM
Không đơn thuần tham gia sân chơi công nghệ Solve for Tomorrow “cho vui”, 2 đội quán quân đều mong muốn đưa sản phẩm vào sản xuất đại trà để giúp ích cho nhiều người dùng hơn.
Trong khi đội thi Mindful Medical Brand kỳ vọng thương mại hóa MedIQ khi chi phí sản xuất ước tính hiện tại khá rẻ, chỉ khoảng 2 triệu đồng thì đội thi Khóm Cầu Đúc - Hậu Giang muốn cải tiến Agro Robot thành máy bay không người lái để dễ di chuyển hơn trên đồng ruộng.
Sau cuộc thi, điều tuyệt vời mà các bạn trẻ nhận được không chỉ là danh hiệu lớn hay giải thưởng giá trị. Quan trọng hơn, các bạn được tiếp thêm ngọn lửa đam mê, tự tin mơ những giấc mơ lớn hơn sau khi được đào tạo nhiều kiến thức bổ ích về STEM, kỹ năng mềm, cách quản lý và sắp xếp công việc… qua đó sẵn sàng gắn bó lâu dài với đam mê và mục tiêu đóng góp giá trị cho xã hội.
Solve for Tomorrow 2023 đã khép lại, nhưng sẽ còn rất nhiều mùa thi tiếp theo để các nhân tài công nghệ trẻ của Việt Nam có cơ hội tham gia và tỏa sáng.
Thu Hằng
(责任编辑:Cúp C1)
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Giá trị và lợi ích của Kiểm toán Nhà nước trong quản trị tài chính công
- Đã có 25 doanh nghiệp cá tra Việt Nam đạt ASC
- Vàng mã là sản phẩm xuất khẩu chính
- Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- Chính thức khai mạc Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của Tổ chức Hải quan thế giới
- Công nghệ sẽ giải quyết các thách thức về đào tạo trong lĩnh vực hải quan
- Yêu cầu Sơn La sử dụng 28,3 tỷ đồng để chi bảo vệ và phát triển rừng
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Hỗ trợ hơn 401 tấn gạo cho tỉnh Gia Lai
- Ưu tiên cho Vinalines nâng cao thị phần vận chuyển hàng XNK
- 21 mặt hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD
- Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- Xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt 6,11 tỷ USD
- Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 9/2023 (từ ngày 4/9/2023 đến 10/9/2023)
- Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng tiếp đại diện Tập đoàn Microsoft bàn về chuyển đổi số
- EU vẫn là thị trường XK lớn nhất của VN
- Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- Hướng dẫn chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp