【kèo trực tiếp hôm nay】Chợ truyền thống trầm lắng
Câu “ồn ào như cái chợ” đã không còn chính xác khi đến các chợ truyền thống trong thời gian này. Bởi không chỉ người đi chợ giảm hẳn mà một số tiểu thương kinh doanh cũng tạm đóng cửa hoặc nghỉ bán sớm dù bán các nhu yếu phẩm cần thiết,ợtruyềnthốngtrầmlắkèo trực tiếp hôm nay không thuộc diện ngừng kinh doanh trong đợt dịch.
Người bán hàng giãn cách để đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ.
Khu vực nhà lồng A chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, có nhiều ki-ốt tạp hóa trước đây tấp nập khách mua vì vị trí thuận lợi, rộng rãi và xe dễ ghé vào, nhưng hiện nay đóng cửa im lìm. Ngoài khu vực nhà lồng chợ, nhiều tiệm kinh doanh tạp hóa trên địa bàn cũng chung tình trạng này. Chị Huỳnh Thị Mỹ Hằng, ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, đang dừng xe trước một cửa tiệm lớn đã ngừng bán tại phường I, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Lúc trước, tôi thường ra đây mua sữa bột nhưng giờ ra tới nơi mới biết đóng cửa, chợ xã thì các mặt hàng còn ít hơn, chắc tôi phải vào siêu thị tìm thử nếu không có đành đổi sang loại khác”.
Không chỉ giảm số lượng điểm bán, mà tại các nơi đang hoạt động còn có tình trạng bán cầm chừng, hàng hóa không đa dạng bằng lúc bình thường và số lượng ít hơn. Ông Trần Ngọc Ý, bán rau tại chợ Vị Thanh, cho biết: “Tôi nghỉ 2 ngày liên tục mới soạn hàng bán lại. Mình ra buôn bán quanh năm nên nghỉ ở nhà không quen, nhưng nếu bán lại cũng không dám lấy nhiều đồ, cùng lắm chỉ đặt chừng 50% so với trước đây để bán hết trong ngày. Ai cũng thấy lượng khách lẻ đi chợ giảm so với lúc không có dịch, còn mối quán ăn, nhà hàng, đám tiệc hầu như không có nên phải liệu tình hình mà bán”.
Theo Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, tình hình sức mua hàng hóa không tăng do người dân đã mua tích trữ nên hạn chế ra ngoài. Ngoài ra, 2 chợ xã là chợ Liên Minh Co.op Vị Tân và chợ xã Hỏa Lựu đã ngừng hoạt động, một số hộ kinh doanh tạp hóa trên địa bàn thành phố đã đóng cửa ngừng hoạt động do tâm lý e ngại dịch Covid-19. Lượng hàng hóa thiết yếu nói chung vẫn không có tình trạng thiếu hụt. Còn tại huyện Vị Thủy, theo đánh giá từ đơn vị chuyên môn cả 9 chợ đều hoat động bình thương, song sức mua đều giảm mạnh. Người dân đi chợ và tới các tiệm tạp hóa mua đồ tiêu dùng hàng ngày rất ít và đều sử dụng phiếu nếu phải đi chợ. Các loại rau, củ, quả, trái cây và thủy sản đều giảm từ 30-40%
Đại diện siêu thị Co.opMart Vị Thanh cho biết hiện nay do cung đường vận chuyển, một số nhà cung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương… thuộc khu vực bị phong tỏa, cách ly nên năng lực cung ứng hạn chế và cũng khó khăn về nhân sự nên từng lúc hàng hóa về chưa kịp tiến độ thời gian trong ngày và theo lịch, đứt hàng cục bộ một vài mặt hàng trong các nhóm hàng có thể xảy ra.
Các cửa hàng tạp hóa dù kinh doanh hàng hóa thiết yếu nhưng cũng đã tạm ngưng hoạt động.
Tại chợ nông thôn Vị Thanh, giá các mặt hàng, nhất là nhóm thực phẩm tươi sống, rau, củ, đã giảm so với tuần trước nhưng sức mua không tăng bởi người đi chợ giảm. Những mặt hàng có lúc tăng rất cao như bí đỏ nay còn 30.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng; bí đao, dưa leo, bầu, mướp, đậu que… có giá từ 15.000-25.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg. Các loại thịt heo, thị gia cầm và cá nuôi giá bình ổn, không biến động lớn.
Người bán ở đây cũng thưa thớt và được giãn cách vị trí theo quy định. Chị Như Thảo, bán rau tại chợ Vị Thanh, cho hay người bán tự nghỉ là nhiều, đợi tình hình ổn định mới bán lại. Bản thân chị Thảo cũng bày bán 2 thau rau nhỏ và một rổ bông súng chỉ còn 2 bó. Khách thưa và mua bán cũng diễn ra nhanh gọn, chỗ nào có người mua tập trung lại là bảo vệ chợ lập tức nhắc nhở ra hiệu cho khách đứng giãn cách nên không còn cảnh người đứng lựa chọn, người hỏi han trả giá. Tiếng rao phát ra từ loa mini ồn ào một góc chợ nay tắt hẳn.
“Dù bán ít nhưng tôi cũng ráng duy trì có đồng ra đồng vô, phụ tiền ăn uống chứ giờ nghỉ thì không có việc gì làm. Chỉ mong mau hết dịch bệnh để buôn bán trở lại xôm tụ như trước”. Mong muốn của chị Thảo có le cũng là suy nghĩ của những người đang cố gắng bám trụ lại vì cuộc sống và vì công việc từ lâu, không thể thấy khó khăn vào thời điểm này mà bỏ chợ.
Bài, ảnh: THIÊN NGỌC