TheàNộichuẩnbịxâycầuvượttạinútgiaoAnDươsoi kèo genoao đó, UBND TP. Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thống nhất phương án cho hạ cao trình mặt đê tại đoạn từ Km 62+500 đến K63+600 (từ Khách sạn Thắng lợi đến cửa khẩu An Dương) đến cao độ dương 12,4m như phương án đã đề xuất.
Với cao độ hạ đê đất đến dương 12,4m, mặt đường Nghi Tàm sau khi cải tạo sẽ tương ứng với cao độ đường gom dân sinh và hai bên nhà dân, rất thuận lợi cho người dân khu vực dọc tuyến đường tiếp cận ra - vào đường Nghi Tàm một cách an toàn, cũng như để tổ chức giao thông các điểm quay đầu. Phương án này sẽ mở rộng được mặt cắt ngang đường Nghi Tàm thêm một làn xe và bố trí tăng được bề rộng của cầu vượt trực thông, tạo được cảnh quan đô thị cho tuyến phố.
Bên cạnh đó, công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên là một trong những công trình giao thông cấp bách, trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc giao thông của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù. Do đó, UBND TP. Hà Nội sẽ tập trung triển khai đầu tư và sớm đưa vào khai thác sử dụng.
Vì vậy, UBND TP. Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát hiển nông thôn có ý kiến thống nhất với phương án hạ cốt đê đến cao độ dương 12,4m. Trong quá trình thực hiện, UBND TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để quản lý chặt chẽ chất lượng thi công các hạng mục liên quan đến đê điều.
Được biết, theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như định hướng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang triển khai nghiên cứu, trong tương lai Thủ đô sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đường chạy ven sông, tuyến đường này sẽ tham gia hỗ trợ phòng chống lũ cho tuyến đê hữu Hồng hiện trạng. Vì vậy, tuyến đê hiện trạng có thể xem xét hạ cao trình mặt đê đất để phục vụ giao thông cho thành phố./.
H.C