会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq tunisia】Cơ hội vàng để vượt bẫy thu nhập trung bình!

【kq tunisia】Cơ hội vàng để vượt bẫy thu nhập trung bình

时间:2025-01-13 13:41:54 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:145次

nhựa

Tham gia các FTA sẽ tạo cơ hội để Việt Nam nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều với nhiều thị trường lớn trên thế giới

Tuy nhiên,ơhộivàngđểvượtbẫythunhậptrungbìkq tunisia cần có những đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu. Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

* PV: Việc tham gia hội nhập hàng loạt các FTA được coi là cơ hội lớn để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ mắc bẫy TNTB. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Ông Nguyễn Minh Phong: Bẫy TNTB là một chướng ngại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, thông qua việc tham gia hàng loạt các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực… Đây được coi là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển tăng tốc, tránh nguy cơ rơi vào bẫy TNTB.

Trước hết, tham gia các FTA vừa là động lực vừa là áp lực để Việt Nam có thể thay đổi cơ bản cơ cấu phát triển kinh tế của mình, chuyển từ tăng trưởng dựa trên tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ sang tăng trưởng dựa vào năng suất cao và sự đổi mới, coi trọng phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ hiện đại…

Bên cạnh đó, với những cam kết khắt khe trong các FTA về tiêu chuẩn chất lượng, hàng rào kỹ thuật buộc doanh nghiệp Việt phải tuân thủ những yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất. Mặt khác, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tìm tòi ứng dụng những đột phá trong khoa học kỹ thuật… nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

ông Phong
  Ông Nguyễn Minh Phong

Đặc biệt, tham gia các FTA sẽ tạo cơ hội để Việt Nam nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều với nhiều thị trường lớn trên thế giới, mở rộng các thị trường xuất khẩu; đồng thời, cho phép Việt Nam tham gia sâu rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu… là những lực đẩy để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, thách thức của việc “vượt bẫy” TNTB của Việt Nam cũng không hề nhỏ.

* PV: Cụ thể những thách thức đó là gì, thưa ông?

- Ông Nguyễn Minh Phong:Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc GDP bình quân đầu người 1.000 USD và bắt đầu bước vào ngưỡng nước có TNTB (thấp). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn chậm. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 vào khoảng 1.191 USD/năm, nên để GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi sau 10 năm thì tốc độ tăng trưởng phải đạt 7%/năm. Như vậy, nếu “thuận buồm xuôi gió”, sớm nhất cũng phải đến năm 2028 chúng ta mới có thể vượt ngưỡng 4.000 USD/năm, vừa đủ tiêu chuẩn bước ra khỏi ngưỡng nước có TNTB.

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn theo bề rộng và các động lực phát triển theo chiều sâu còn mờ nhạt hoặc thiếu vững chắc. Nếu tiếp tục xuất khẩu tài nguyên, sản phẩm dưới dạng thô hoặc sơ chế và coi nhân công giá rẻ là lợi thế, thì khó có tăng trưởng GDP cao liên tục và vững chắc, nguy cơ mắc bẫy TNTB sẽ ngày càng đậm dần. Hơn nữa, bẫy TNTB là một thách thức lớn khi nền kinh tế ngày càng lệ thuộc bên ngoài, nhất là lệ thuộc hàng hóa đầu vào khiến nhập siêu trường kỳ, còn xuất khẩu lệ thuộc nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, năng lực cạnh tranh cả cấp vĩ mô và vi mô còn chậm được cải thiện; năng suất, hiệu quả lao động thấp; chất lượng nguồn nhân lực lao động còn hạn chế; tư duy quản lý chậm đổi mới… vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

* PV: Theo ông, cần có những giải pháp như thế nào để Việt Nam tận dụng được các cơ hội từ hội nhập thoát khỏi nguy cơ mắc bẫy TNTB?

- Ông Nguyễn Minh Phong:Tất cả các nước đang phát triển có mức TNTB đều rất dễ rơi vào bẫy TNTB và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Để ứng phó hiệu quả, Việt Nam cần coi trọng triển khai đồng bộ các giải pháp. Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, kích thích sự trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân; chuyển đổi từ sản xuất giá trị thấp sang sản xuất giá trị cao, hướng mục tiêu tăng trưởng chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

Bên cạnh đó, cùng với việc tuân thủ đầy đủ các cam kết trong hội nhập, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hơn nữa các thể chế chính sách để tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, tăng tính minh bạch, giảm thiểu tham nhũng để không ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài ra, Nhà nước cần gia tăng những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất theo từng chuỗi ngành, sản phẩm chủ lực; thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng cao…

* PV: Xin cảm ơn ông!

Thiện Trần (thực hiện)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
  • Những ký ức Hà Nội trong bộ đôi tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung
  • Chồng cũ gửi tranh lại cho Diệp Lâm Anh và từ chối cùng đi ăn tối
  • 50 nghệ sĩ tham gia vở kịch thực cảnh tái hiện những giai thoại của Đà Lạt
  • Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
  • Showbiz 26/9: Nữ diễn viên Việt đóng phim doanh thu nghìn tỷ đồng của Hàn
  • Ngoại hình của Việt Anh thay đổi thế nào so với lúc mới vào nghề?
  • Kiểu họa tiết thường thấy trong mùa thu
推荐内容
  • Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
  • Rosé BlackPink ăn phở Việt ở Pháp, vắt chanh ăn kèm rau sống
  • Lần đầu kết hợp với học trò Tuấn Hưng, Vương Anh Tú nói gì?
  • 'Đào, phở và piano' cùng 20 bộ phim tài liệu về Hà Nội sẽ lên sóng VTV
  • Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
  • Toàn cảnh vụ 'ông trùm âm nhạc' khiến cả thế giới rúng động vì tội ác tình dục