Nguồn: AHK WBO 2020 Gần 80% doanh nghiệp lạc quan về tình hình kinh doanh của mình
AHK World Business Outlook (AHK WBO) - Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu là cuộc khảo sát hàng năm của Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK),ệpĐứckỳvọngvàosựphụchồisớmcủakinhtếViệbongdanet vn với sự tham dự của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại nước ngoài.
Khảo sát AHK WBO được xem là thước đo đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Kết quả cuộc khảo sát sẽ là kim chỉ nam nhằm đánh giá về tình hình phát triển của doanh nghiệp Đức, xu hướng phát triển của doanh nghiệp Đức trong 12 tháng tới, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tuyển dụng cũng như những kỳ vọng của chính nhà đầu tư Đức đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Đánh giá về tình hình kinh doanh hiện tại của công ty, gần 80% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam có câu trả lời lạc quan. Cụ thể, 41% doanh nghiệp trả lời “hài lòng”, 36% doanh nghiệp trả lời “tốt”, đánh giá “chưa tốt” chỉ chiếm 23%. Với kết quả này, tỷ lệ đánh giá tốt về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đứng top 3 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng với Trung Quốc và New Zealand.
Trả lời câu hỏi về dự báo tình hình kinh doanh của công ty trong 12 tháng tới, 50% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cho rằng sẽ “tốt hơn”, 49% cho rằng “không thay đổi”, chỉ có 9% cho rằng tình hình kinh doanh sẽ “tệ hơn”. Đây là kết quả khá lạc quan khi so sánh với các quốc gia khác có doanh nghiệp Đức đầu tư đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cho biết, những rủi ro lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp trong 12 tháng tới là lượng cầu giảm; khung chính sách kinh tế; rào cản thương mại, các quy định tại địa phương; chi phí nhân công và huy động vốn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
55% doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021 Trả lời câu hỏi về những tác động của đại dịch Covid-19 hiện đang đặc biệt ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tác động nhiều nhất là hạn chế đi lại, nhu cầu về hàng hóa và sản phẩm giảm; các sự kiện thương mại/hội chợ bị hủy bỏ; các đơn hàng bị hủy bỏ; thiếu hụt hàng hóa và dịch vụ…, các doanh nghiệp cho biết, đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng của đại dịch như: giảm chi phí; hoãn hoặc hủy bỏ các khoản đầu tư; tăng cường số hóa trong công ty; giảm nhân sự; thay đổi chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp Đức cũng bày tỏ kỳ vọng về sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong trung hạn. Theo đó, trả lời câu hỏi kỳ vọng về sự phát triển kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới, 46% doanh nghiệp Đức cho rằng, “ổn định, không thay đổi”; 32% cho rằng “được cải thiện”; 14% cho rằng “cải thiện đáng kể”; chỉ có 9% bi quan cho rằng sẽ “tệ hơn”.
Vì vậy, khi được hỏi về dự định đầu tư thêm tại Việt Nam trong 12 tháng tới, 23% doanh nghiệp cho rằng “sẽ đầu tư nhiều hơn”; 36% cho biết sẽ “không thay đổi dự định đầu tư thêm”. Về dự định tuyển dụng trong 12 tháng tới, 64% doanh nghiệp cho biết, sẽ “không thay đổi nhu cầu tuyển dụng”; 27% cho biết sẽ “tuyển thêm nhiều hơn lao động” của công ty; chỉ có 9% cho biết sẽ “tuyển ít hơn”.
Trong đợt khảo sát hồi tháng 4/2020, các doanh nghiệp Đức đã bày tỏ sự tin tưởng vào nỗ lực chống dịch và các gói cứu trợ để giải cứu doanh nghiệp của Chính phủ. Vì vậy, bất chấp những tác động của Covid-19, các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vẫn đặt kỳ vọng lớn vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn.
Theo khảo sát, 55% doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021; 32% cho rằng phục hồi vào năm 2022; 9% cho rằng phục hồi kinh tế sẽ mất nhiều thời gian hơn.../. Vũ Luyện |