Đầu tư phải bám sát tình hình tăng trưởng,Đầutưthiếuhiệuquảđẩynợcônglêlịch phát sóng bóng đá hôm nay và ngày mai thu ngân sách
Thảo luận về nội dung kế hoạch tài chính trung hạn, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn, các ĐB đánh giá tình hình tài chính thời gian qua có những biểu hiện đáng lo ngại như nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, bội chi ngày càng cao. Nhiều nguyên nhân đã được các ĐB nêu ra, trong đó có nguyên nhân chi đầu tư dàn trải, lãng phí, hiệu quả không cao, dẫn đến việc không đem lại nguồn lực tương xứng để trả nợ.
Theo ĐB Mai Sĩ Diến (Thanh Hoá) tình trạng đầu tư thiếu hiệu quả, đội vốn đầu tư nhiều lần đã khiến ngân sách càng thêm khó khăn, nợ công ngày một tăng. “Tình trạng đua nhau xin dự án, đua nhau đầu tư là có thật, cho thấy trách nhiệm trong việc sử dụng vốn chưa được chú trọng. Dự toán tổng mức đầu tư của nhiều dự án tăng 2 – 3 lần, trong khi lạm phát chỉ ở mức 1 con số , tỷ giá không biến động nhiều”, ĐB Mai Sĩ Diến nói.
Tâm đắc với đánh giá thẳng thắn của Chính phủ về các hạn chế như nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, sử dụng vốn vay hiệu quả chưa cao, quyết định đầu tư nhưng không tính toán đến khả năng vốn, có nguyên nhân từ việc buông lỏng quản lý, chấp hành không nghiêm các quy định, nhưng ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng vẫn thiếu những phần rất quan trọng đáng kể, như có bao nhiêu dự án đưa lại hiệu quả, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét, đề nghị điều tra, truy tố, nguyên nhân, giải pháp xử lý.Theo ĐB, "có như thế mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý, hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư hiện nay".
ĐB Phương cũng nêu ví dụ về một loạt các dự án như xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, nhiên liệu sinh học Dung Quất đã làm tiêu tan hàng chục nghìn tỷ đồng vốn nhà nước.
Đánh giá cao việc Chính phủ nhiệm kỳ này đã xác định xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, coi đây là bước đột phá trong quản lý ngân sách, ngày càng nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tuy nhiên, ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cũng cho rằng kế hoạch trung hạn 5 năm tương đối dài, sẽ có nhiều biến động khó lường trước. Do đó, ĐB đề nghị trong danh mục đầu tư cần phải xác định thứ tự ưu tiên để khi điều kiện khó khăn cần giãn, hoãn, giảm hoặc lùi tiến độ thì lúc đó có danh mục ưu tiên để chủ động trong điều hành, quản lý đầu tư.“Có như vậy mới đảm bảo được việc đầu tư bám sát tình hình, kết quả tăng trưởng, tránh việc đầu tư thì cứ đầu tư, trong khi điều kiện tăng trưởng, thu ngân sách không cho phép, dẫn đến tăng nợ công”, ĐB Trần Văn Lâm nhấn mạnh.
Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ ngày càng lớn
Liên quan đến dự kiến kế hoạch tài chính 2016 - 2020, ĐB Nguyễn Ngọc Phương cơ bản đồng tình và ghi nhận những giải pháp của Chính phủ, Bộ Tài chính trong thời gian qua trong việc thắt chặt chi tiêu, quản lý ngân sách, tích cực trong truy thu được 41.000 tỷ đồng thuế nợ đọng, đưa ra phương án thu hồi vốn, ứng trước, xử lý bội chi, khơi thông NSNN và cân đối ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ĐB đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân nợ công và áp lực nợ hiện nay, khả năng giải pháp khắc phục để Quốc hội và nhân dân yên tâm.
“Nhân gian có câu "thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi", tâm lý người dân Việt Nam là lo nợ, nợ công cao thì càng lo. Cho nên cần làm rõ nguyên nhân, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới thì Quốc hội mới giải quyết được những vướng mắc hiện nay”, ĐB Nguyễn Ngọc Phương đề nghị.
Giải trình tại hội trường về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định nhận định của các đại biểu về bức tranh nợ công là đúng. Theo Bộ trưởng, nợ công đã tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2015, từ mức 50% năm 2010 lên 62,2% GDP. Về quy mô, năm 2015 nợ công là 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2010 và gấp 14,8 lần năm 2001. Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011 – 2015 bằng 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế (5,91%). Trong điều hành, năm 2013 Chính phủ đã phải đảo nợ 47.000 tỷ đồng, năm 2014 là 106.000 tỷ đồng, năm 2015 là 125.000 tỷ đồng, năm nay là 95.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân đầu tiên khiến nợ công tăng nhanh cả về giá trị và tỷ lệ, theo Bộ trưởng, là tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch. Nhiều năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP liên tiếp thấp hơn dự kiến, bình quân giai đoạn chỉ đạt 5,91% trong khi kế hoạch là 6,5 – 7%. Trong khi đó, các tỷ lệ đảm bảo an sinh xã hội như giảm nghèo, tạo việc làm mới vẫn giữ nguyên.Cùng với đó, giá trị GDP cũng thấp hơn nhiều dự toán, khiến tỷ lệ nợ công tăng lên. “Như năm 2015, nợ công tăng lên 0,9% do GDP không đạt dự toán. Năm 2014 cũng tương tự, giá trị GDP chỉ đạt 3,9 triệu tỷ trong khi dự toán là 4,2 triệu tỷ đồng, khiến nợ công tăng lên từ 54,3% lên 58,5% GDP”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu ví dụ.
Nguyên nhân quan trọng thứ 3 chính là cả nước đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên kết quả chưa đạt yêu cầu. Trong lúc đó, Chính phủ thực hiện nhiều chính sách giảm thu để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giá dầu thô giảm, cam kết hội nhập tăng… Ở chiều ngược lại, các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chi lương vẫn được đảm bảo.
Để khắc phục những khó khăn về ngân sách thời gian qua và thực hiện thành công kế hoạch tài chính trung hạn, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu ra nhiều giải pháp trong đó nhấn mạnh một số giải pháp như tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, ngân sách. Được biết, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ đề xuất Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý nợ công. Đồng thời, rà soát lại chiến lược nợ công cũng như các chính sách về thuế theo đề án tái cơ cấu lại NSNN./.H.Y
顶: 1727踩: 69
【lịch phát sóng bóng đá hôm nay và ngày mai】Đầu tư thiếu hiệu quả đẩy nợ công lên cao
人参与 | 时间:2025-01-10 00:15:22
相关文章
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- Gã trai miền Tây đưa bé gái 13 tuổi vào nhà nghỉ để xâm hại
- Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, rượu và bia
- Cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng nhận 6 năm tù, phải bồi thường hơn 100 tỷ
- Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- Kế toán trạm BOT T1 Cần Thơ lấy tiền tỷ bán vé đi đánh đề
- Tướng cướp trẻ thách thức cảnh sát trên mạng xã hội
- Xác định dấu hiệu vi phạm cụ thể khi dừng đưa hàng qua khu vực giám sát
- Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- Yêu râu xanh bị bắt sau 26 năm trốn truy nã
评论专区