Trước đây Việt Nam chỉ có “định nghĩa” bão rất mạnh ở cấp 12-15, 5 vnhận định everton vs newcastle chưa có định nghĩa về siêu bão, từ cấp 16 trở lên. Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết ngày càng cực đoan thì việc chủ động phương án để ứng phó với siêu bão là việc mà Việt Nam phải tiến hành nhanh.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, việc chủ động ứng phó để giảm thiểu thiệt hại về người là điều quan trọng nhất, việc này đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai tốt trong công tác phòng chống, tìm kiếm cứu nạn. Trước đây có khoảng 500 người chết/năm do thiệt hại bão lũ thì nay con số này đã giảm còn khoảng hơn 200 người và chúng ta cần tiếp tục giảm con số này.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường, nước ta được “khoanh vùng bão” thành 5 vùng, cấp độ vùng chịu ảnh hưởng thấp dần từ Bắc vào Nam.
Theo đó, vùng từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão nhất trong năm, với cấp bão mạnh nhất đã xảy ra ở vùng này là cấp 15. Với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vùng này sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng của siêu bão cấp 16.
Vùng từ Nghệ An-Thừa Thiên Huế và từ Đà Nẵng–Bình Định đã có bão cấp 13, sẽ có nguy cơ có bão cấp 15-16; vùng Phú Yên-Khánh Hòa đã có bão cấp 13, có thể có bão cấp 14-15; vùng từ Bình Thuận-Cà Mau, đã có bão cấp 10, có thể sẽ tăng lên cấp 12-13. Khu vực giữa Biển Đông có thể xuất hiện bão cấp 15-16.
Bên cạnh chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu, rà soát, nâng cao giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng để có thể giảm thiệt hại trước siêu bão, Phó Thủ tướng cũng hối thúc các bộ, ngành cần thực hiện nhanh các bản đồ khoanh vùng, đánh giá chi tiết về nước biển dâng, ngập lụt, sạt lỡ đất….cho từng khu vực cụ thể. Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ xác định được nguy cơ, có phương án ứng phó. Chậm nhất đến tháng 6-2015, các bộ, ngành và địa phương phải xây dựng xong các phương án, hướng giải quyết chi tiết cho việc ứng phó với tình huống siêu bão.
Nguồn SGGP