【real madrid nữ】Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và AUPSC

时间:2025-01-10 19:55:47 来源:Empire777

Đại sứ Phạm Hải Anh,ệtNamủnghộtăngcườnghợptácgiữaHộiđồngBảoanvàreal madrid nữ Đại diện lâm thời của Việt Nam tại Liên Hợp quốc. (Ảnh: TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Liên Hợp quốc, ngày 16/12, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên minh châu Phi (AUPSC) đã họp chung thường niên qua hình thức trực tuyến.

Phiên họp do Niger, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 12/2021 và Ethiopia, nước Chủ tịch AUPSC tháng 12/2021, đồng chủ trì.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Bankole Adeoye, Cao ủy AU về các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh, đã đánh giá cao đóng góp của Hội đồng Bảo an trong thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Phi và khẳng định AUPSC sẽ tiếp tục tích cực hợp tác với Hội đồng Bảo an.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là trong ứng phó với các thách thức về an ninh ở châu Phi như xung đột, khủng bố và bạo lực cực đoan, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và buôn bán người.

Bà Hannah Tetteh, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm người đứng đầu Văn phòng Liên hợp quốc tại AU, hoan nghênh việc Liên hợp quốc và AU nói chung và Hội đồng Bảo an và AUPSC nói riêng đã tiếp tục thúc đẩy hợp tác bất chấp các thách thức do đại dịch COVID-19 thời gian qua.

Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy triển khai Khuôn khổ đối tác Liên hợp quốc-AU về hòa bình và an ninh và Sáng kiến Ngưng tiếng súng ở châu Phi.

Phiên họp đã tập trung thảo luận hai chủ đề về “tăng cường hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và AUPSC thông qua cải tiến phương pháp làm việc” và “thúc đẩy tài chính bền vững và có thể đoán trước đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình do AU dẫn dắt.”

Trong phát biểu của mình, các nước đánh giá cao những tiến triển về chính trị, an ninh tại một số nước châu Phi thời gian qua, song cho rằng châu lục này vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Các nước cùng chia sẻ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Hội đồng Bảo an và AUPSC phù hợp với Chương VIII trong Hiến chương của Liên hợp quốc, nhất là việc xem xét tăng cường các cuộc tham vấn và các chuyến thăm thực địa chung.

Một số nước cho rằng cần nâng cao vai trò của các nước châu Phi là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an trong các vấn đề liên quan đến châu Phi ở Hội đồng Bảo an.

Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định ủng hộ thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa Hội đồng Bảo an và AUPSC, tập trung vào thực hiện tốt Khuôn khổ hợp tác chung giữa Liên hợp quốc và AU, trong đó có việc đáp ứng quan tâm của châu Phi về xử lý các vấn đề xuyên suốt như chống khủng bố, biến đổi khí hậu, bom mìn, phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Đại sứ nhấn mạnh cần thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của Hội đồng Bảo an và AUPSC với các tổ chức tiểu khu vực ở châu Phi về các vấn đề liên quan trong các cuộc thảo luận ở Hội đồng Bảo an và các chuyến thăm thực địa.

Đại sứ Phạm Hải Anh đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của các nước châu Phi là thành viên Hội đồng Bảo an và ủng hộ việc các nước này tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt trong thúc đẩy hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và AUPSC.

Dự kiến, trong ngày 17/12, Hội đồng Bảo an và AUPSC sẽ tiếp tục tham vấn về các chủ đề cùng quan tâm và thông qua một thông cáo chung.

Cơ chế tham vấn chung thường niên giữa Hội đồng Bảo an và AUPSC được thiết lập từ năm 2007 nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên trong xử lý các vấn đề hòa bình, an ninh ở châu Phi.

Theo thông lệ, Hội đồng Bảo an và AUPSC sẽ luân phiên chủ trì tham vấn tại New York (Mỹ) và Addis Ababa (Ethiopia). Đây là lần thứ hai cơ chế tham vấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

AU là tổ chức liên chính phủ bao gồm 55 quốc gia châu Phi, có trụ sở tại Addis Ababa.

AU có 7 cơ quan chính, trong đó Hội đồng Hòa bình và An ninh (AUPSC) có nhiệm vụ xử lý các vấn đề hòa bình và an ninh ở châu Phi. AUPSC có cơ cấu tổ chức tương đối giống Hội đồng Bảo an với 15 nước thành viên, nhưng các nước thành viên hoạt động theo nhiệm kỳ 2 năm và không có thành viên thường trực.

Theo TTXVN/Vietnam+

推荐内容