【roma – verona】Thu hồi đất cho dự án kinh tế: Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 21:09:19 评论数:
Người dân không chấp nhận thu hồi đất vì lợi ích nhóm Đề xuất Nhà nước thu hồi đất với các dự án đô thị,ồiđấtchodựánkinhtếĐảmbảohàihoàlợiíchcủaNhànướcngườidânvàdoanhnghiệroma – verona thương mại quy mô từ 100 ha Băn khoăn việc xác định lợi ích công cộng khi thu hồi đất cho dự án kinh tế

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, do không có tiêu chí phân định rõ ràng, nên những quy định tại Điều 79 Dự thảo Luật về thu hồi đất để "phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng" và quy định tại điều 127 Dự thảo Luật về "sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thoả thuận" không phân định rõ ràng, khó hiểu, có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thu hồi đất cho dự án kinh tế: Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau về phương thức thu hồi đất cho các dự án sử dụng đất có mục tiêu kinh doanh. Ảnh TL minh hoạ

Chính sách bồi thường phải đảm bảo nơi ở và sinh kế cho người dân

Góp ý cho dự thảo Luật, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, trước hết phải làm rõ về tiêu chí xác định dự án phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng. Theo vị đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, Nhà nước với vai trò là người đại diện chủ sở hữu đất đai, quyết định mục đích sử dụng đất thông qua công tác lập quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất là nhằm đưa nguồn lực đất đai vào sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng. Do vậy, tất cả các hoạt động nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đất được nhà nước phê duyệt thì đều là các hoạt động vì lợi ích quốc gia, công cộng. Không thể có quy hoạch đất vì mục đích cá nhân, do vậy dự án thực hiện quy hoạch thì không thể nói là dự án thực hiện vì mục tiêu cá nhân.

Như vậy, một dự án sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải thoả mãn 2 tiêu chí: phải thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; dự án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc chấp nhận chủ trương đầu tư.

Đối với phương thức thu hồi đất cho các dự án, dự thảo Luật đưa ra hai phương thức là "người dân và doanh nghiệp tự thảo thuận" và "Nhà nước thu hồi đất và tổ chức bồi thường, tái định cư".

Đánh giá về tác động và lợi ích xã hội của từng phương thức, GS.TS Hoàng Văn Cường trích dẫn Nghị quyết 18-NQ/TW, trong đó nêu rõ "phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư" và phải "có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ".

Như vậy, phương thức thu hồi đất đáp ứng tốt hơn yêu cầu đặt ra của Nghị quyết 18 sẽ là phương thức có tác động xã hội tốt hơn. Khi nhà nước thu hồi đất, chính sách bồi thường không chỉ trả tiền cho người có đất bị thu hồi là đủ, mà phải có các chính sách hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo cho người dân có chỗ ở và sinh kế bằng hoặc tốt hơn nơi cũ.

Thu hồi đất cho dự án kinh tế: Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, chính sách bồi thường cần được luật hóa để tái lập nơi ở và sinh kế cho người có đất bị thu hồi tốt hơn, chứ không phải chỉ dừng lại ở cách tính tiền bồi thường.

Người dân đã dành đất để xây dựng công trình an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì phải dành cho người bị thu hồi đất được hưởng những điều kiện tốt hơn điều kiện sẵn có để bù đắp cho sự đóng góp của họ cho phát triển của các dự án. Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư như trên phải được áp dụng cho tất cả các dự án thu hồi đất, không phân biệt thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh hay mục đích phát triển kinh tế.

Đất thu hồi, giao cho nhà đầu tư đều phải thông qua đấu giá, hoặc đấu thầu để lựa chọn người người sử dụng đất có hiệu quả nhất. Giá trị tăng lên do chuyển mục đích sử dụng đất từ đất (ví dụ thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị) sẽ được phản ánh trong giá trúng đấu giá, hoặc đấu thầu. Nhà nước sẽ thu được giá trị địa tô tăng lên. Đó là nguồn lực để bồi thường thoả đáng cho người có đất bị thu hồi, kể cả những dự án thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh và giao thông công cộng.

Phương thức tự thỏa thuận còn nhiều hệ lụy

Trong khi đó, với phương thức người dân và doanh nghiệp tự thỏa thuận, ông Hoàng Văn Cường cho rằng không chỉ hai yêu cầu của Nghị quyết 18 nêu trên không được thực hiện, mà có thể nẩy sinh những hệ lụy khác.

Thứ nhất, để người dân và nhà đầu tư tự thoả thuận, thực chất là người dân bán đất cho nhà đầu tư mua gom đất nông nghiệp. Vì từng người dân không được tự chuyển đất nông nghiệp thành đất ở, nên mới chấp nhận bán cho nhà đầu tư với giá thấp. Nhà đầu tư mua gom đất nông nghiệp, lập dự án chuyển thành đất đô thị, xây dựng nhà ở bán với giá cao gấp nhiều lần.

Chính sách này đang ban cho nhà đầu tư một đặc quyền được hưởng giá trị tăng lên từ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất đô thị, mang lợi cho một số người cố tình gây khó khăn, ép doanh nghiệp để nhận được giá cao. Như vậy là không thực hiện được việc điều tiết giá trị tăng lên do chuyển mục đích sử dụng đất, không giải quyết được hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người dân và nhà đầu tư như yêu cầu cầu của Nghị quyết 18.

Thứ hai, người dân bán đất cho nhà đầu tư chỉ nhận tiền, không có phương án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tao việc làm sau khi mất đất. Khi tiêu hết tiền không có việc làm, không có sinh kế thì những hậu quả xã hội nẩy sinh, gây ra những tranh chấp mâu thuẫn trong gia đình, bất ổn trong xã hội.

Hơn nữa, không phải người dân nào cũng có đủ năng lực để đàm phán, thoả thuận với nhà đầu tư, nên dễ bị nhóm người thông đồng với nhà đầu tư dẫn dắt theo hướng bất lợi. Ngược lại, cũng có thể một số người cố tình không chấp nhận để ép nhà đầu tư phải trả với giá cao bất thường.

Đây là nguyên nhân gây khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho các dự án nhà nước thu hồi đất xây dựng hạ tầng, công trình công cộng như hiện nay. Cá biệt, nếu có người không chấp nhận thoả thuận, thì dự án phải dừng, nguồn lực đất đai bị lãng phí, mong muốn của nhiều người dân muốn được thu hồi đất để chuyển đổi cơ hội mới không được thực hiện, quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước đã phê duyệt cũng không được thực hiện. “Đây là sự thất bại do Nhà nước từ bỏ quyền giao đất, thu hồi đất để người dân tự thỏa thuận” - GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Với những phân tích trên, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy hoạch sử dụng đất thì Nhà nước thu hồi đất, có sự tham gia của người dân vào xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư thoả đáng, với sự đồng thuận của đa số người dân sẽ mang lại lợi ích ổn định lâu dài cho người dân và mang lại tác động xã hội tốt hơn việc để cho người dân và doanh nghiệp tự thoả thuận.

Còn lại, cơ chế tự thỏa thuận chỉ nên áp dụng trong 3 trường hợp: (1) quan hệ mua bán, chuyển nhượng đất không cần Nhà nước phê duyệt hay chấp nhận dự án đầu tư; (2) các dự án người dân góp đất để đóng cổ phần cùng kinh doanh; (3) các dự án người dân tự tái điều chỉnh đất đô thị.

最近更新