Empire777Empire777

【kết quả bóng đá vn hôm qua】Phát triển tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen

phat trien tin dung tieu dung de day lui tin dung den
Người dân nên đến các công ty tài chính chính thức để vay vốn,áttriểntíndụngtiêudùngđểđẩylùitíndụngđkết quả bóng đá vn hôm qua tránh "sập bẫy" tín dụng đen. Ảnh: ST

Ngân hàng nỗ lực

Trước thực trạng tín dụng đen hoành hành, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần đề nghị các cơ quan chức năng phải quyết liệt vào cuộc nhằm “chặn vòi” tín dụng đen. Mới đây, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phải quan tâm phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng, tài chính vi mô để góp phần kích thích sản xuất, hạn chế tín dụng đen.

Thực tế là giải pháp ngăn chặn tín dụng đen đã được các cơ quan quản lý lưu ý từ nhiều năm nay. Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan này đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp luật về cho vay tiêu dùng, hoạt động cho vay của các công ty tài chính, tổ chức tín dụng với việc đưa ra quy định cụ thể về quy mô, điều kiện kinh doanh, khuôn khổ lãi suất… để ngăn chặn tình trạng và nguy cơ mất an toàn, tiếp tay cho tín dụng đen hoạt động. Mới đây nhất, Thủ tướng cũng đã ban hành Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường. Trong đó, Nghị định quy định lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ, nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ.

"Chúng ta cần tiếp tục thực hiện quyết liệt chủ trương giảm nghèo bền vững và đặc biệt là đẩy lùi tín dụng đen”.
(Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội đầu năm 2019).

Hơn nữa, được sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, các ngân hàng đều đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng tiêu dùng để góp phần đẩy lui tín dụng đen.

Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cho biết, ngân hàng đã triển khai Chương trình tín dụng tiêu dùng quy mô khoảng 5.000 tỷ đồng, thủ tục xét duyệt, giải ngân trong ngày. Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng cho hay, ngân hàng đã nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và kéo dài thời hạn cho vay từ 60 tháng lên tối đa 120 tháng đối với hộ nghèo… Ngoài ra, các ngân hàng, công ty tài chính vẫn đang nỗ lực mở rộng mạng lưới giao dịch đến vùng sâu vùng xa, cải thiện và đơn giản hóa quy trình vay vốn; chủ động thực hiện xem xét gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn cho vay đối với các khách hàng có khó khăn tạm thời...

Với các giải pháp tích cực nêu trên, theo Vụ Tín dụng các nền kinh tế, NHNN, đến cuối tháng 12/2018, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 7,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,93%, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 1,78 triệu tỷ đồng tăng 21,4%. Toàn hệ thống có 78 tổ chức tín dụng tham gia cho vay phục vụ đời sống với dư nợ vay đạt khoảng trên 1,41 triệu tỷ đồng, chiếm 19,65% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 29,38% so với thời điểm cuối năm 2017, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 78%.

Đẩy mạnh hơn nữa

Kết quả khảo sát tại một số địa phương có nhu cầu vay tiêu dùng lớn của Vụ Tín dụng các nền kinh tế, NHNN cho thấy, phần lớn người dân (ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa) ngại tiếp xúc và chưa quen sử dụng các sản phẩm cho vay mà các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh triển khai thời gian qua; hầu hết sản phẩm cho vay phục vụ đời sống của ngân hàng thương mại vẫn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo (trong khi thủ tục đăng ký thế chấp tài sản là đất, nhà ở thường kéo dài 15-20 ngày) hoặc cần thời gian để xác nhận bảo lãnh của tổ chức nơi người lao động làm việc, học tập; các công ty tài chính đã tích cực đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản, nhanh chóng tuy nhiên lãi suất cho vay còn cao và còn hạn chế trong công tác quản lý khách hàng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn các ngân hàng, ảnh hưởng chất lượng các khoản vay khác tại ngân hàng; một số công tài chính áp dụng hình thức xử lý nợ chưa phù hợp…

Do vậy, để đạt được hiệu quả tối đa, các chuyên gia cho rằng, ngành ngân hàng cần triển khai ngay các chương trình tín dụng mang tính đột phá cả về cơ chế quản lý, hạn mức vay và lãi suất cho vay đối với nhu cầu vay sản xuất, tiêu dùng. Các tổ chức tín dụng cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng về những vấn đề như lãi suất, phí, cách tính, thời hạn, phương thức đòi nợ, mức phạt khi trả nợ muộn hay thanh toán trước hạn… Nhưng quan trọng, người dân nên chủ động đến ngân hàng để vay, người dân không nên e ngại thủ tục vay chính thống rồi tìm đến tín dụng đen để tạo “mảnh đất màu mỡ” cho loại hình này phát triển.

Ông Trịnh Bá Việt Xô, Trưởng phòng Quản lý đối tác chiến lược, Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam cho rằng, tín dụng đen quá dễ tiếp cận nên người dân mới lựa chọn, do đó cần sự nỗ lực từ nhiều phía để đẩy lùi tín dụng đen. Giải pháp được vị này đưa ra là các tổ chức tín dụng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng… Đặc biệt, cần có nhiều hơn dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho người vay, nhất là đối với người vay có thu nhập thấp, giúp khách hàng thanh toán khoản vay mà không gây ra những áp lực tài chính lên gia đình khi khách hàng tử vong hoặc mất khả năng lao động do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm…

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển mạnh mẽ hơn các công ty tài chính tiêu dùng. Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, kênh tín dụng tiêu dùng giảm bớt tín dụng đen, góp phần làm thị trường tài chính phong phú hơn. Tuy nhiên, quy mô của tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn nhỏ, tỷ trọng cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam mới chiếm 19,4% tổng dư nợ nền kinh tế năm 2018, khoảng 1,4 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, người dân vẫn còn quan niệm lệch lạc khi cho rằng tín dụng tiêu dùng là tín dụng đen, nên kiến thức về tài chính, tín dụng của người dân và doanh nghiệp nhỏ Việt Nam còn hạn chế.

Để phát triển kênh tài chính tiêu dùng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo sớm hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phát triển tài chính toàn diện, nhằm đồng bộ hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính; Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, có thể thí điểm đối với các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ như Fintech, cho vay ngang hàng…

Nhìn chung, cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là một lĩnh vực kinh doanh đang có tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu tài chính của các cá nhân, nhưng vẫn còn những “mặt tối” cần làm sáng tỏ để thị trường này đi vào thực chất. Vì vậy, các cơ quan quản lý cũng như hệ thống tổ chức tín dụng phải nhanh chóng đưa những giải pháp đi vào cụ thể để giải quyết rốt ráo vấn nạn tín dụng đen, tránh gây mất ảnh hưởng tới ổn định xã hội.

Ý kiến:

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú:
Trọng tâm của các ngân hàng là đảm bảo an sinh xã hội

Nhìn chung, tín dụng đen vẫn là một vấn đề hết sức nan giải và phức tạp. Bộ Công an và chính quyền các cấp vẫn đang tích cực xử lý. Nhiều năm qua, ngành ngân hàng đã có nhiều chủ trương tăng cường tín dụng, trong đó tập trung nguồn vốn cụ thể cho tín dụng tiêu dùng, bởi khi tín dụng chính thức phát triển đủ thì tín dụng đen sẽ khó len lỏi tiếp cận với người dân hơn.
Để công tác này đạt hiệu quả hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mạnh dạn hơn trong cho vay. Cần có hành lang pháp lý đầy đủ, chương trình tín dụng hợp lý hướng tới đúng các đối tượng mục tiêu. Quan điểm của NHNN là sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất bức thiết, đột xuất, chính đáng trong sinh hoạt. NHNN cũng kêu gọi các ngân hàng làm sao có mức lãi suất hợp lý để tạo điều kiện cho người vay. Tôi khẳng định mức lãi suất chắc chắn thấp hơn rất nhiều so với tín dụng đen. Vì quan điểm của NHNN là các ngân hàng không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận ở những khoản vay này mà trọng tâm là đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề tín dụng đen, rất cần sự phối hợp tích cực, vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, nhất là chính quyền địa phương phường xã. Làm công tác an sinh nhưng vẫn phải bảo đảm thu hồi được nợ, đảm bảo hạn chế rủi ro. Do đó, việc phối hợp với địa phương để nắm vững nhân thân người vay, xác định chính xác nhu cầu chính đáng của người dân là vấn đề quan trọng, nếu ai lừa đảo, vay đánh bạc, lô đề, cá độ, nghiện ngập thì sẽ bị xử lý. Ngoài ra, người dân nên chủ động đến ngân hàng để vay, bởi điều kiện cho vay tiêu dùng hiện nay đã khá thuận lợi, nhiều sản phẩm tín dụng đơn giản, phù hợp với các đối tượng vay khác nhau, người dân không nên e ngại thủ tục vay chính thống rồi tìm đến tín dụng đen.


TS. Trần Kim Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương:
Nên khuyến khích phát triển mô hình ngân hàng lưu động

Để thúc đẩy mảng tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh hơn nữa, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng; mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là những địa bàn đang là điểm nóng về tín dụng đen… Trong đó, NHNN khuyến khích ngân hàng thương mại phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, không có điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tiêu dùng, cũng như tăng cường công tác thông tin truyền thông về tín dụng tiêu dùng trên toàn quốc.

Minh Chi (ghi)

赞(9)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【kết quả bóng đá vn hôm qua】Phát triển tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen