【bóng 8888】TPHCM có thể mạnh dạn mở cửa, phục hồi kinh tế?
Kinh tế TPHCM cần có cơ chế đặc thù để phục hồi sau đại dịch | |
Đầu tàu kinh tế TPHCM khởi sắc bất chấp dịch bệnh |
TPHCM bàn giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh Trung tâm báo chí TPHCM |
Phục hồi kinh tế dựa vào miễn dịch cộng đồng
Nêu ý kiến tại hội thảo, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y dược TPHCM, cho rằng thành phố nên mạnh dạn mở cửa nhằm tranh thủ thời cơ và chấp nhận số ca Covid-19 tăng ở mức kiểm soát được, đánh giá mức độ miễn dịch ở người lớn tuổi để có thể thực hiện mũi tiêm tăng cường khi cần thiết.
Ông Đỗ Văn Dũng phân tích với tỷ lệ gần 100% người dân trên 18 tuổi đã được tiêm mũi 1 và 72% người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, thành phố đã đạt được miễn dịch cộng đồng một phần. Việc này giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và góp phần giảm số ca mắc mới.
Tuy nhiên do miễn dịch cộng đồng này là không hoàn toàn nên người không tiêm ngừa vẫn còn khả năng mắc bệnh, dịch vẫn còn có khả năng gia tăng. Chỉ khi nào tỷ lệ có miễn dịch do tiêm chủng cao trên một mức nào đó, vượt qua ngưỡng miễn dịch cộng đồng thì TPHCM mới có thể hoàn toàn yên tâm về nguy cơ bùng phát dịch.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM chưa bao giờ gặp khó khăn như hiện nay do chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19. Đến nay, TPHCM đã cơ bản kiểm soát dịch nhưng tình hình vẫn đang phức tạp nên cần nỗ lực nhiều hơn để giữ kết quả bền vững. Do đó, bên cạnh công tác phòng, chống dịch, TPHCM phải tính toán lộ trình phục hồi kinh tế - xã hội.
Theo Chủ tịch UBND TPHCM, đây là các nhiệm vụ rất khó khăn, rất quan trọng cần tiến hành song song trên cơ sở nhận diện diễn biến dịch bệnh và tác động về mặt tích cực và tiêu cực đến kinh tế thế giới và cả nước. Từ đó, TPHCM đề ra chiến lược để giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế và vị trí của mình trong cả nước, khu vực và thế giới. Về ngắn hạn, TPHCM tập trung cho các biện pháp trước mắt, khẩn cấp. Còn về lâu dài, thành phố phải có những điều chỉnh cần thiết để tận dụng thời cơ mới, động lực mới trong việc phát huy năng lực kinh tế - xã hội.
Chính sách hỗ trợ phải cao hơn cả nước
Đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, khả thi để TPHCM có thể phục hồi, phát triển kinh tế, TS Trần Du Lịch cho rằng giải pháp đầu tiên phải là đẩy mạnh hành chính công và quản trị công. Đây là nhóm giải pháp ít tốn kém nhất nhưng cực kỳ quan trọng và hiệu quả nhất để giúp doanh nghiệp tự phục hồi. Bên cạnh đó, TPHCM cần triển khai hiệu quả Nghị quyết 128 và mở rộng hoạt động kinh tế để doanh nghiệp và người dân tự tổ chức lại sản xuất với động lực tự nhiên của "lò xo bị nén".
TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh: “Do TPHCM là nơi chịu tác động tiêu cực lớn nhất của đại dịch và nơi có thời gian chịu biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt lâu nhất nên chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp phải cao hơn mức chung của cả nước. Đặc biệt về thời gian và đối tượng được giảm, miễn thuế; việc khoanh nợ, giãn nợ tín dụng; giảm lãi suất vay và các gói tín dụng ưu đãi…”.
Mặt khác, theo PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Trường Đại học Kinh tế - Luật TPHCM, với sự tổn thất ở cả 3 khu vực là cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước, TPHCM cần có chính sách chia sẻ chi phí lương, tăng tái tạo việc làm. Bởi lẽ, tốc độ hồi phục kinh tế sau dịch phụ thuộc lớn vào tốc độ tái tạo việc làm.
Theo ông Khánh, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tái khởi động cần nhắm đến mục tiêu giúp doanh nghiệp hạn chế sa thải lao động, tuyển dụng trở lại số lao động đã nghỉ việc, nghỉ không lương trước đây, thu hút lao động có tay nghề quay trở lại TPHCM.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, quan hệ chuỗi cung ứng hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế toàn vùng nhưng đã bị đứt gãy nghiêm trọng. Do đó, TPHCM cần tập trung vào các giải pháp tức thời, ngắn hạn. Thứ nhất cần tăng cường tiêm vắc xin mũi cho người lao động trực tiếp, gián tiếp trong toàn bộ hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng cho toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thứ hai cần loại bỏ sự cát cứ địa phương trong chính sách chống dịch bệnh. Các chính sách, thủ tục hành chính đều phải cân nhắc ở cấp độ toàn vùng với mục tiêu phục hồi kinh tế gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Không vì chống dịch mà gây ra cát cứ địa phương và gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn vùng.
Thứ ba là từng bước phục hồi nguồn cung lao động cho các khu công nghiệp, nhà máy. Cần khẩn cấp khơi thông dòng dịch chuyển nhân lực nội vùng để phục hồi lao động cho sản xuất ở toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
相关文章
NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
NA Chairman underlines strong commitment to reform for national developmentJanuary 05, 2025 - 08:202025-01-13Cần Thơ nêu lý do giấy phép lái xe không tích hợp được vào ứng dụng VNeID
Ngày 4/8, Sở GTVT TP Cần Thơ vừa có thông báo về việc tích hợp thông tin giấy phép lái xe của công d2025-01-13Đạo luật Dữ liệu EU nhận chỉ trích từ doanh nghiệp và người tiêu dùng
Đạo luật Dữ liệu vừa được nghị viện và các quốc gia thành viên EU th&ocir2025-01-13Thị trường máy tính Việt Nam phục hồi nhờ chuyển đổi số
Thị trường PC Việt Nam dự kiến sẽ có sự phục hồi nhẹ trong nửa cuối năm 2023. Trong đó2025-01-13Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Đường cao tốc VN; các Ban Quản lý dự án (QLDA) 2,2025-01-13Nộp hơn 19 tỷ đồng tiền nợ thuế sau hơn nửa tháng bị cưỡng chế
Nợ hơn 19 tỷ đồng, một công ty xăng dầu bị cưỡng chếCưỡng chế nhiều doanh nghiệp nợ thuếCông ty xăng2025-01-13
最新评论