Liên quan đến vụ tai nạn nổ lò hơi kinh hoàng khiến 2 công nhân thiệt mạng ở Bình Dương ngày 29/3,ổlòhơiBìnhDươngLuậtsưbànvềtráchnhiệmbồithườkết quả cúp fa hôm nay báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Tường Linh – Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa về hướng xử lý vụ việc và ai là người có trách nhiệm bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Bên trong hiện trường vụ nổ lò hơi Bình Dương khiến 2 công nhân thiệt mạng sáng 29/3. Ảnh Thanh Niên
Theo đó, luật sư Nguyễn Tường Linh nhận định: “Hiện tại vụ việc đang được điều tra để tìm hiểu nguyên nhân nên không thể kết luận điều gì. Hậu quả xảy ra là hết sức nghiêm trọng vì làm hai người chết tại chỗ. Vụ việc này cần phải xem xét, làm rõ nguyên nhân vì sao lò hơi phát nổ, trách nhiệm kiểm tra an toàn lao động, ai là người vận hành.. từ đó mới có kết luận chính xác. Nếu có dấu hiệu hình sự thì sẽ khởi tố vụ án để xử lý".
Theo luật sư Nguyễn Tường Linh thì trách nhiệm bồi thường cho gia đình các nạn nhân vụ nổ nồi hơi chết người thuộc về chủ doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;Chi phí hợp lý cho việc mai táng;Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Cột khói bốc lên thẳng đứng tại hiện trường vụ nổ nồi hơi chết người. Ảnh Thanh Niên
Trước đó, như báo chí đã đưa tin, vụ nổ lò hơi xảy ra lúc khoảng 7h ngày 29/3 tại Công ty TNHH Shijar (chủ đầu tư người Đài Loan, chuyên sản xuất gạch men, đóng tại P.Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) làm anh Vi Văn Nguyệt (27 tuổi, quê Thanh Hóa) và Đặng Thành Thái (22 tuổi, quê Tây Ninh) tử vong tại chỗ.
Theo thông tin ban đầu trên báo Thanh Niên, vào khoảng 6h cùng ngày, anh Nguyệt, anh Thái cùng 2 công nhân khác đến nhận ca trực tại lò hơi trong công ty thì phát hiện đồng hồ báo nhiệt vượt mức an toàn đến 300 độ C. Lúc này 2 công nhân chạy lên khu vực văn phòng báo cho chuyên gia nước ngoài của công ty Shijar và yêu cầu giảm nhiệt độ bằng cách giảm than trong lò nung.
Tuy nhiên, chuyên gia người nước ngoài cho rằng hơi truyền tải ra để sử dụng chưa đủ nên yêu cầu 4 công nhân (trong đó có anh Thái, Nguyệt) dùng cây sắt dài trên 2 m để tuông cho than lọt xuống dưới để tăng nhiệt. Trong lúc 4 công nhân đang tuông than xuống thì đồng hồ báo nhiệt tiếp tục tăng lên 3.300 độ C(mức an toàn cho phép là 2.800 độ C).
Hiện lực lượng chức năng đang khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi Bình Dương. Ảnh Thanh Niên
Anh Thái và anh Nguyệt đứng ở trên thành lò còn 2 công nhân khác tiếp tục chạy lên văn phòng đề nghị chuyên gia người cho giảm nhiệt xuống thì lò hơi phát nổ. Tại hiện trường, vụ nổ nồi hơi quá lớn làm anh Thái và Nguyệt bị đẩy văng xa hàng chục mét, 2 công nhân làm cùng may mắn thoát chết.
3 thanh sắt dài trên 2 m văng xa khỏi hiện trường trên 800 m. Cột khói bốc cao nhiều mét. Toàn bộ khu đốt lò hơi của Công ty Shijar đổ sập tan hoang. Hiện Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Công an Cơ quan phía Nam đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân nổ lò hơi.
Minh Thùy (T/h)
Kịch bản tội ác từ lời khai của 2 nghi phạm sát hại nữ doanh nhân Hà Linh