Sau khi tiến hành rà soát,ệpchếbiếnxuấtkhẩuchètạiLâmĐồngkhôngdùnghóachấtđểnhuộmchètỉ lệ chấp tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của các Sở, ngành có liên quan, Sở Công Thương vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng cũng như có các kiến nghị, đề xuất liên quan. Theo Sở Công Thương, tính đến năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 161 Công ty chế biến chè với quy mô 39.410 tấn/năm và 65 cơ sở chế biến chè với quy mô 10.000 tấn/năm tập trung tại thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các huyện: Bảo Lâm, Lâm Hà và Di Linh. Sản lượng chè xuất khẩu năm 2022 ước đạt 4,67 ngàn tấn và ước đạt giá trị 11,56 triệu USD, giảm 34,13% về lượng và 11, 12% về giá trị so với cùng kỳ. Sản lượng chè xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2,2 ngàn tấn và ước đạt giá trị 5,3 triệu USD, tăng 38,4% về lượng và giá trị so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chính của chè bao gồm: Đài Loan, Pakistan và Afghanistan. Theo số liệu Chi cục Hải quan Đà Lạt cung cấp, trong năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023, Chi cục Hải quan Đà Lạt làm thủ tục hải quan cho 05 doanh nghiệp xuất khẩu chè qua thị trường Pakistan và Afghanistan, bao gồm: Công ty TNHH Phong Giang, DNTN Chế biến thương mại Thiện Phương, DNTN Phương Nam, Công ty TNHH Phước Nam Anh và Công ty TNHH chè Đặng Gia. Sản phẩm chè Lâm Đồng xuất sang thị trường Pakistan và Afghanistan chủ yếu là chè xanh. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè sang thị trường Pakistan và Afghanistan không sử dụng hoá chất trong quá trình chế biến. Ảnh minh họa |