当前位置:首页 > Cúp C1

【nhận định macarthur】Tiếp tục thực hiện tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu?

tiep tuc thuc hien tam nhap tai xuat qua cua khau

Phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. (Ảnh: PHAN THU)

Lợi ích

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ (vào tháng 6-2015) và căn cứ vào quy định thực hiện hoạt động TNTX, chuyển khẩu hàng hóa của Bộ Công Thương (theo Thông tư 05/TT-BCT và Quyết định 7949/QĐ-BCT), trong năm 2015, UBND tỉnh Lào Cai đã “cho phép” 11 DN được thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh TNTX qua cửa khẩu phụ Bản Vược với tổng số 175.000 tấn hàng hóa, bao gồm: Hợp kim các loại, quặng kim loại, hợp chất kim loại có hàm lượng cao.

Trong công văn UBND tỉnh Lào Cai gửi Bộ Công Thương do ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ký nêu rõ, trong số 11 DN được thực hiện TNTX, có 6 DN thực hiện tạm nhập được 18.056 tấn hợp kim các loại (đạt 10,3%), giá trị 18,422 triệu USD, còn lại 5 DN chưa thực hiện. Hoạt động tạm nhập được bắt đầu thực hiện từ cuối tháng 8-2015, tuy nhiên chủ yếu được thực hiện trong tháng 9 (số lượng hàng hoá tạm nhập đạt 10.697 tấn) và tháng 10 (số lượng hàng hoá tạm nhập đạt 6.574 tấn). Nguyên nhân thực hiện đạt tỷ lệ thấp là do từ cuối tháng 10-2015 đến nay, các cơ quan chức năng phía Trung Quốc tăng cường công tác quản lý biên giới, không cho phép thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động thí điểm tạm nhập hàng hóa tại cửa khẩu phụ Bản Vược đã phần nào giải quyết được nhu cầu tạm nhập các mặt hàng hợp kim các loại từ Trung Quốc để tái xuất sang nước thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho các DN khi không phải thực hiện nộp một khoản thuế GTGT lớn như thực hiện NK kinh doanh.

Tại điểm thông quan Co Sa (Lạng Sơn), một vị đại diện của tỉnh Lạng Sơn đánh giá, việc thực hiện thí điểm tại điểm thông quan Co Sa đã góp phần giải quyết tốt công ăn việc làm, thu nhập thường xuyên cho hàng trăm lao động địa phương trong các lĩnh vực phục vụ hoạt động tạm nhập hàng hóa như sang tải, bốc xếp... với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, đời sống của người dân vùng biên ngày càng được cải thiện và nâng cao, hạn chế tối đa việc dân cư biên giới xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới làm thuê, thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, quan hệ hợp tác với địa phương biên giới phía bạn, tình hữu nghị, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau được tăng cường và củng cố.

Đây cũng là nhận định của các tỉnh còn lại khi được thực hiện hoạt động TNTX. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, chính sách thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh TNTX qua cửa khẩu phụ Pò Peo (huyện Trùng Khánh) chưa đạt được kết quả như tỉnh mong muốn nhưng cửa khẩu phụ Pò Peo là một trong những điểm tái xuất hàng hóa hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách thí điểm của Chính phủ về tái xuất hàng hóa qua lối mở Nà Lạn, góp phần phát triển kinh tế biên mậu và thương mại của tỉnh.

Xin được tiếp tục thực hiện

Với những lợi ích của hoạt động TNTX hàng hóa qua cửa khẩu phụ, 4 địa phương là Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng kiến nghị được tiếp tục thực hiện hoạt động TNTX. Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét mở rộng việc cho phép thực hiện tạm nhập theo phương thức kinh doanh TNTX tại các cửa khẩu phụ đã đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, bố trí các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đồng thời không hạn chế số lượng DN được thực hiện qua các khu vực cửa khẩu này.

Dù chưa thực sự mang lại hiệu quả cao (do thời gian thực hiện ngắn) nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn kiến nghị được tiếp tục thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức TNTX qua cửa khẩu phụ, lối mở (điểm thông quan) để tranh thủ khai thác tối đa lợi thế của các tỉnh biên giới góp phần tăng thu ngân sách địa phương, giải quyết lao động việc làm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN. Địa phương này còn đề nghị Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ mở rộng mặt hàng và các cửa khẩu phụ, lối mở (điểm thông quan) tạm nhập cho các DN thực hiện.

Trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, Bộ Công Thương mới đây cũng đã đề xuất gửi Thủ tướng Chính phủ theo hướng gia hạn thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh TNTX qua điểm thông qua điểm thông quan Co Sa (tỉnh Lạng Sơn), cửa khẩu phụ Pò Peo (tỉnh Cao Bằng), cửa khẩu phụ Bản Vược (tỉnh Lào Cai), cửa khẩu Ka Long (tỉnh Quảng Ninh). Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng giao UBND các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, điều phối các lực lượng chức năng trên địa bàn, quản lý chặt chẽ hàng hóa tạm nhập qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định hiện hành. Kết thúc thời gian thí điểm, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh và các bộ, ngành liên quan tiến hành tổ chức sơ kết đánh giá, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương hướng điều hành thời gian tiếp theo.

分享到: