当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả tối qua】Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Nợ xấu cuối năm vào khoảng 6%

no xau

Tại phiên chất vấn,ốngđốcNguyễnVănBìnhNợxấucuốinămvàokhoảkết quả tối qua các ĐB đặt hàng loạt câu hỏi đối với Thống đốc Nguyễn Văn Bình về kết quả xử lý nợ xấu, thực trạng nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu trong tương lai. ĐB Nguyễn Sĩ Cương lo lắng khi sau một thời gian tích cực xử lý với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), nợ xấu lại có chiều hướng tăng trở lại. ĐB Đỗ Văn Đương hỏi liệu Thống đốc có thể cam kết gì trước ĐB về xử lý nợ xấu?

Đã xử lý được 249.000 tỷ đồng nợ xấu

Trả lời các câu hỏi, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết từ khi đề án về xử lý nợ xấu được xây dựng tháng 9/2012, đã có 249.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý trên tổng số nợ xấu thời điểm đó là 464.000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 53,6%.

Số nợ xấu này được xử lý bằng dự phòng của các TCTD, bằng việc bán nợ cho VAMC (86.000 tỷ đồng). Hiện nay các ngân hàng đã trích lập tổng số 78.000 tỷ đồng dự phòng để tiếp tục xử lý nợ xấu vào cuối năm. Bên cạnh đó, số tài sản đảm bảo cũng đang có giá trị gấp 2 lần số nợ xấu.

Giải thích về việc nợ xấu tăng từ đầu năm 2014, Thống đốc cho biết, thông thường các TCTD chốt xử lý nợ xấu vào cuối năm, khi đã rõ lỗ lãi, do vậy nợ xấu thường giảm mạnh vào ngày 31/12 hàng năm, bằng khoản dự phòng. Trong năm, nợ xấu có xu hướng tăng do các khoản nợ chưa trả được tích tụ lại. Việc áp dụng Thông tư 02 và 09 hồi tháng 6 vừa qua về phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế cũng khiến nợ xấu tăng.

Về số liệu nợ xấu, Thống đốc giải thích, cuối tháng 7, nợ xấu theo báo cáo của các TCTD là 4,11%, còn theo NHNN là vào khoảng 8%. Sự khác biệt này là do các ngân hàng đã được phép cơ cấu lại nợ, mà trong tổng số 300.000 tỷ đồng nợ cơ cấu, có đến 157.000 tỷ đồng đáng lẽ là nợ xấu. Vì vậy, NHNN tính toán nợ xấu 8% là cộng cả số nợ đã cơ cấu. Cuối năm, cùng với việc VAMC dự tính mua 70.000 tỷ đồng nợ xấu và trích lập dự phòng của các TCTD, dự kiến nợ xấu theo tính toán của các ngân hàng còn trên 3%, và tính cả nợ cơ cấu là khoảng 6%.

Tiến tới xây dựng luật riêng về xử lý nợ xấu

Các ĐB cũng đặt nhiều câu hỏi chi tiết xoay quanh hoạt động của VAMC, về kết quả, cơ chế hoạt động cho VAMC.

Thống đốc cho biết sau hơn một năm hoạt động, bên cạnh việc xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy, nhân lực, VAMC đã mua được 86.000 tỷ đồng nợ xấu. Các nước thường có luật riêng về xử lý nợ xấu, tuy nhiên trong thời gian ngắn Việt Nam chưa kịp xây dựng luật này mà sẽ thực hiện trong thời gian tới. Để tăng năng lực tài chính cho VAMC, Thống đốc cho biết dự kiến tăng vốn cho VAMC lên 2.000 tỷ đồng.

Một số ĐB đặt vấn đề liệu có phải xử lý nợ xấu làm nợ thêm xấu, hay phải chăng chúng ta chưa bắt đúng bệnh, đúng thuốc, vì sao Thông tư 02 phải hoãn lại nhiều lần?

Trả lời băn khoăn này, Thống đốc khẳng định “bắt bệnh đúng, chữa bệnh trúng, nhưng liều lượng còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh”, vì vậy cần có lộ trình phù hợp. Thông tư 02 là đúng định hướng, nhưng phải dần áp dụng, phù hợp với tình hình nước ta.

ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) nêu câu hỏi hiện nay nợ xấu đang vướng mắc phần lớn ở thi hành án, thủ tục toà án, nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội. Vậy Thống đốc đã có đề xuất cụ thể gì tới Quốc hội để ngay kỳ họp tới tháo gỡ các vướng mắc này, đề nghị Thống đốc nêu rõ luật nào cần sửa, sửa thế nào, hay VAMC cần luật riêng gì để Quốc hội xem xét cho kịp thời.

Trả lời ĐB Đồng Hữu Mạo, Thống đốc cho biết hiện nay mọi nội dung pháp lý thuộc thẩm quyền Quốc hội đã có liệt kê, báo cáo Chính phủ để từng bước làm việc với Quốc hội, tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cũng cần có thời gian tháo gỡ theo thẩm quyền để hoàn thiện văn bản, để VAMC hoạt động lành mạnh hơn.

Đánh giá cuối phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Thống đốc đã trả lời trôi chảy, lưu loát, nắm chắc tình hình. Việc điều hành chính sách tiền tệ đã đạt nhiều kết quả khả quan. Về nợ xấu, tuy đạt được kết quả ban đầu, nhưng có xu hướng tăng và còn nhiều rủi ro. Đề nghị Thống đốc triển khai những việc cần làm tiếp theo, kịp thời xử lý sở hữu chéo, rủi ro chéo trong hệ thống. Giám sát chặt chẽ tái cơ cấu các ngân hàng, không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thôn tính, sáp nhập cơ học. Sớm hoàn thiện cơ chế cho VAMC, mua bán tài sản, chứng khoán nợ.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá chất lượng tài chính tiền tệ vài năm gần đây đã có những thành công rất rõ, đạt mức hợp lý và tích cực. Tuy nhiên cũng cần lưu ý việc nợ xấu đang tăng thêm. “Nếu dùng dự phòng rủi ro để giải quyết thì hết dự phòng, nếu có gì xảy ra sẽ giải quyết bằng gì”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Hoàng Yến

分享到: