当前位置:首页 > Cúp C1

【cuocbongda】Ung thư có thể trở thành đại dịch sau khi Covid

Tiến sĩ,ưcóthểtrởthànhđạidịcuocbongda bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết trung bình mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận khoảng 20.000 ca mắc mới ung thư. Tuy nhiên, trong 11 tháng của năm 2023, đã có 30.000 ca ung thư mới đến khám và điều trị tại bệnh viện ung bướu tuyến cuối phía Nam.

Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị phòng chống ung thư TP.HCM 2023 diễn ra sáng nay (7/12). Theo bác sĩ Dũng, tại TP.HCM, nhiều chứng cứ cho thấy một số bệnh nhân mắc ung thư có khuynh hướng trẻ hơn như ung thư vú, đại trực tràng; một số loại tăng số lượng người mắc hơn như ung thư giáp, dạ dày, tiền liệt tuyến. Còn theo GLOBOCAN 2020, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tại Việt Nam đều tăng nhanh.

Giám đốc bệnh viện này cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có lý do đại dịch Covid-19. Đại dịch này đã khiến nhiều bệnh nhân phải kéo dài thời gian chờ đợi, không được tầm soát phát hiện sớm.

ung buou ok.jpg
Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: Thế Sơn.

Thực tế, thời gian dịch Covid-19 xảy ra, việc chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh nhân ung thư giảm 50% ở tất cả các quốc gia. Tại châu Âu, ít nhất 1 triệu ca ung thư không được chẩn đoán trong 2 năm đại dịch. Nhiều xét nghiệm tầm soát ung thư không được thực hiện.  

Tại Việt Nam, toàn bộ hệ thống y tế đều tham gia chống dịch Covid-19, trong đó có các chuyên gia và nhân viên y tế thuộc lĩnh vực ung thư.

“Các chuyên gia cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với đại dịch ung thư nếu không có những giải pháp khẩn cấp và thúc đẩy mạnh hơn”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh. Số lượng bệnh nhân ung thư chẩn đoán trễ sẽ tiếp tục gia tăng, suy giảm chất lượng điều trị. Do đó, cả thế giới, trong đó có Việt Nam, đã kích hoạt trở lại việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư.

Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết tại hội thảo phòng chống ung thư năm nay, các chuyên gia sẽ tập trung chia sẻ về tiến bộ trong tầm soát, đồng thời chuyển đổi từ mục tiêu không chỉ điều trị ung thư mà phải bảo tồn chức năng sinh học, thẩm mỹ, chất lượng sống cho người bệnh. Ví dụ ở ung thư giai đoạn cuối, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phải đặt lên hàng đầu, trước cả mục tiêu kéo dài sự sống.  

Thời gian qua, các trung tâm ung thư lớn trên cả nước đạt những kết quả cao trong điều trị, nhiều bệnh ung thư có tiềm năng chữa khỏi; nhiều cơ sở được mở rộng hoặc xây mới. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc mới và tử vong vì bệnh này tiếp tục gia tăng, cần cảnh giác trước nguy cơ bệnh nhân ung thư tràn ngập.

Hội thảo phòng chống ung thư TP.HCM 2023 lần thứ 26 quy tụ hơn 1.700 đại biểu trên cả nước và các chuyên gia quốc tế. Đây là diễn đàn uy tín để chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, những nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn tiến bộ y học trong kiểm soát căn bệnh này.

Bên trong Bệnh viện Ung bướu 5.800 tỷ đồng, hiện đại nhất phía NamKhởi công từ năm 2016 với số vốn đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 đã chính thức vận hành gần 100% công suất. Cơ sở này được kỳ vọng sẽ chấm dứt cảnh chờ mổ, nằm gầm giường của bệnh nhân ung thư.

分享到: