会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq leeds】'Xanh hoá giao thông là bài toán sống còn, ngăn khói bụi bức tử không khí'!

【kq leeds】'Xanh hoá giao thông là bài toán sống còn, ngăn khói bụi bức tử không khí'

时间:2025-01-10 18:22:30 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:938次
(VTC News) -

Theágiaothônglàbàitoánsốngcònngănkhóibụibứctửkhôngkhíkq leedso chuyên gia, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bắt nguồn từ những ô tô, gắn máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Theo dữ liệu của trang IQAir, lúc 16h ngày 18/11, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 103, đứng thứ 15 thế giới. Chất lượng không khí không tốt cho các nhóm người nhạy cảm. Tình trạng không khí ô nhiễm này duy trì hơn 10 ngày liên tiếp tại khu vực Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn lân cận. Từ sáng đến trưa nhiều khu vực tại Hà Nội ghi nhận chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt mức cho phép. 

Hiện nhiều địa phương ở miền Bắc có chất lượng không khí ở ngưỡng xấu như Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên...

Tình trạng ô nhiễm không khí khu vực Hà Nội và các thành phố lớn luôn ở mức báo động.

'Khói bụi giao thông bức tử không khí'

Theo các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí (bụi mịn PM2.5) đang trở thành vấn đề nóng của nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội và TP.HCM. Nhiều người đã dùng từ "mùa ô nhiễm" thay cho "mùa đông" ở miền Bắc. 

Nguyên nhân khách quan là vào mùa đông miền Bắc, các điều kiện khí tượng bất lợi như lượng mưa thấp, trời lặng gió, nghịch nhiệt nên bụi mịn không khuếch tán được gây ô nhiễm chất lượng môi trường không khí. Nguyên nhân chủ quan chính là từ nguồn giao thông, tiếp theo là công nghiệp, xây dựng và đốt mỏ.

Trong đó, tại các đô thị lớn, khí thải ô nhiễm môi trường có tới 70% bắt nguồn từ phương tiện giao thôn. Lượng phát thải các khí này tăng lên hàng năm, cùng với sự gia tăng về số lượng của các phương tiện, nhất là phương tiện cá nhân. Hiện có rất nhiều xe máy, ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch, trong khi xe máy chưa có quy định kiểm soát khí thải, xả khói đen bao nhiêu cũng được, đều là những nguồn ô nhiễm không khí rất đáng kể với thành phố.

Các chuyên gia tính toán, nếu mỗi chiếc xe ô tô, xe máy lưu thông trên đường được ví như một trạm phát thải di động, thì Việt Nam đang có gần 80,6 triệu trạm phát thải như vậy (theo số xe đã đăng ký tính đến cuối năm 2023). Trong đó, có hơn 6,3 triệu ô tô và 74,3 triệu xe máy. Ô tô, gắn máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch là tác nhân chính gây ô nhiễm, bức tử không khí, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe người dân. 

Tổ chức Y tế thế giới công bố PM2.5 là nguyên nhân đứng thứ 4 gây tử vong sớm. Theo ước tính, hàng năm có đến 4,3 triệu người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm bụi mịn PM2.5.

Tại hội nghị thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 14/11, ông Lê Hoài Nam, Cục phó Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, kết quả quan trắc giai đoạn từ 2019 đến nay cho thấy ô nhiễm không khí ở tình trạng đáng báo động, nhất là  các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh.

Đáng chú ý nhất là bụi. Kết quả quan trắc giai đoạn 2022-2023 cho thấy bụi mịn PM 2.5 trung bình năm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên đều vượt quy chuẩn. Riêng Hà Nội bụi PM 2.5 dao động 26- 52μg/Nm3, vượt giới hạn 1,1-2,1 lần.

Xanh hoá giao thông là lời giải bài toán ô nhiễm

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng này, các chuyên gia cho rằng "xanh hoá giao thông là bài toán sống còn". Trong một diễn đàn về giao thông xanh, TS Hoàng Xuân Cơ, giảng viên cao cấp Khoa Khoa học Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, việc lựa chọn phát triển công nghệ xanh trong sản xuất xe ô tô, xe gắn máy và sử dụng các loại phương tiện này là giải pháp rất quan trọng để hạn chế sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, giảm lượng phát thải.

Phát triển xe điện là hướng đi được nhiều quốc gia quan tâm, ưu tiên bởi cho phép tiết kiệm hơn, không phát thải khí ô nhiễm như xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm bớt tiếng ồn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm không khí là do lượng phát thải xe máy, ô tô chạy bằng nhiên liệu hoá thạch.

Dù hiện vẫn chưa có nghiên cứu tổng hợp, so sánh hiệu quả giữa xe điện và xe sử dụng động cơ đốt trong trong điều kiện Việt Nam. Song, có thể khẳng định lợi ích về mặt môi trường, cải thiện chất lượng không khí do các loại xe chạy điện mang lại.

“Các phương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể thải ra nhiều chất độc hại như bụi hạt mịn và các hóa chất độc hại. Xe điện không gây thêm ô nhiễm ra môi trường, giảm được mật độ ô nhiễm trong khu vực đô thị bởi đây là khu vực tập trung dân cư rất lớn”, TS Hoàng Xuân Cơ nói. 

Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng, mức độ bảo vệ môi trường của xe điện sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp điện năng của xe, phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ dùng công nghệ gì để tạo ra điện... Nếu dùng nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời thì đảm bảo bền vững; nhưng nếu sử dụng những nhiên liệu hóa thạch để vận hành các nhà máy tạo ra điện thì hiệu quả bảo vệ môi trường sẽ giảm đi.

Ông cũng dẫn chứng xu hướng phát triển xe điện là sự chọn lựa của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có các thành phố đông đúc nơi mà cư dân không còn chịu nổi khói bụi thải ra từ những phương tiện chạy bằng xăng dầu, nơi mà các đô thị đang vươn mình lên để trở thành những thành phố thông minh. 

“Ô tô điện góp phần giảm ô nhiễm không khí ở các thành phố thông minh và chống biến đổi khí hậu. Hơn nữa, ô tô điện còn dễ dàng tích hợp với các giải pháp đỗ xe thông minh và dịch vụ đi chung xe điện",PGS.TS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng nói.

"Xu hướng "xanh hóa" phương tiện giao thông hiện nay đang bùng nổ trên thế giới và là hướng đi chủ đạo của tương lai. Nhiều quốc gia nhanh chóng đi đầu xu hướng này như Đức, Na Uy, Anh, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ và Trung Quốc, với nhiều chính sách cho xe điện phát triển, trong đó có lộ trình cấm xe sử dụng động cơ đốt trong",TS An cho hay. Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, xe điện đã được coi là giải pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí.

Ở Việt Nam, để phát triển công nghệ xe xanh, chúng ta cần có lộ trình với những chính sách khuyến khích cho các nhà sản xuất cũng như cho người sử dụng. Cùng với đó là những giải pháp giải quyết phương tiện cũ ra sao; bài toán về pin thải loại sẽ được xử lý, tái chế thế nào cũng cần tính đến.

Hà Cường

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
  • Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất, hỗ trợ nguồn lực cho doanh nghiệp
  • PC Kiên Giang triển khai các hoạt động “Tri ân khách hàng năm 2020”
  • ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục lùi ngày thi đánh giá năng lực
  • Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
  • Điểm chuẩn ĐH Y Dược TP.HCM và ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tăng
  • Hải Dương cho học sinh nghỉ học từ 14/8
  • 4 thủ khoa khối B năm 2020 đạt 29,8 điểm
推荐内容
  • Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
  • Hơn 1.600 thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự lễ khởi công Nhà máy sản xuất gỗ trên 2.000 tỷ đồng
  • Gia Lai: Đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các khu cách ly
  • Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
  • EVNNPC giành á quân cuộc thi Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương