当前位置:首页 > World Cup > 【bxh azerbaijan】Hướng tới kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Những kỳ nữ tuyệt vời

【bxh azerbaijan】Hướng tới kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Những kỳ nữ tuyệt vời

2025-01-26 00:27:18 [La liga] 来源:Empire777

Báo Cà MauVề Đầm Dơi, sừng sững trước mắt du khách là bức tượng Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND), Nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân. Sau bức tượng là phù điêu ghi dấu chiến công của “Đội quân tóc dài” từng gây hoang mang, khiếp sợ đối với quân thù trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến tích phi thường của những liệt nữ anh hùng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao thế hệ.

Về Đầm Dơi, sừng sững trước mắt du khách là bức tượng Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân  (LLVTND), Nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân. Sau bức tượng là phù điêu ghi dấu chiến công của “Đội quân tóc dài” từng gây hoang mang, khiếp sợ đối với quân thù trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến tích phi thường của những liệt nữ anh hùng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao thế hệ.

“Đội quân tóc dài”         

Sau khi lực lượng ta trừng trị tên Ðại uý Quận trưởng Lê Phú Nhung gian ác (1/1959), địch đưa tên Nguyễn Ngọc Thắng về Ðầm Dơi làm quận trưởng. Thắng điên cuồng trả thù cho đồng bọn. Từ 21/8-20/9/1959, chúng sát hại 24 đồng bào, cán bộ ta ở Bàu Hang và Nước Mặn, trong đó phần lớn và dùng cây và cột chèo đập chết. Ðặc biệt, vào ngày 14/10/1961, 1 đoàn tàu địch từ Bàu Sen về Cà Mau vào ban đêm, chúng bắn bừa bãi lên 2 bên bờ vì sợ ta bất ngờ tiến công, làm 1 bà cụ chết và 1 cháu gái bị thương. Lực lượng ta tổ chức chở tử thi bà cụ và cháu gái đến dinh quận Ðầm Dơi đòi địch bồi thường. Quận trưởng Thắng chẳng những không chịu bồi thường mà còn thẳng tay đàn áp. Chúng bắt hàng chục người tra tấn, giam cầm.

Dương Thị Cẩm Vân - Kiện tướng chiến hào Đầm Dơi (người thứ ba từ trái sang) cùng đồng đội đang trao đổi, học tập tại chiến hào (1966).        Ảnh: VÕ AN KHÁNH

Trước thái độ hung hăng của quân thù, đồng bào ta quyết không dung thứ cho chúng. Từ 21-23/10/1961, hơn 5.000 lực lượng, đi trên 300 xuồng từ Bàu Sen, Lung Lắm, Xóm Lớn, Lô 18 và chợ Tân Duyệt kéo ra bủa vây dinh quận Ðầm Dơi đòi địch phải bồi thường nhân mạng cho người chết, đòi chúng phải thả những người bị bắt và chấm dứt hành động bắt Nhân dân quy khu, lập ấp chiến lược. Khi lực lượng ta tràn tới, địch vừa bắn, vừa dùng lưỡi lê đâm, dùng dùi cui đánh đập làm chết 47 người, bị thương 150 người khác, máu loang đỏ khúc sông trước dinh quận, xuồng chìm, nón lá trôi trắng cả một vùng sông nước.

Ðịch phát hiện và bắt tra tấn chị Tô Thị Tẻ, Phân đoàn trưởng ấp Tân Ðức cùng mẹ ruột của chị là bà Trần Thị Ký. Chúng tra tấn bà Ký đến chết. Riêng chị Tô Thị Tẻ, chúng biết có anh ruột là Tô Văn Lợi, Tỉnh uỷ viên nên càng đánh đập vô cùng tàn nhẫn. Chị Tẻ chẳng những không khai báo nửa lời mà còn nhổ nước bọt vào mặt chúng. Biết không thể khuất phục người con gái kiên trung, chúng đem chôn sống và dùng dao xẻo thịt chị cho đến chết.

 Sự hy sinh oanh liệt của 2 mẹ con chị Tô Thị Tẻ cùng hàng trăm người khác, lớp chết lớp bị thương càng nung sôi ý chí câm thù quân tàn bạo của Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi. Chiều 23/10/1961, tại nhà ông Lê Văn Xương, kinh Cống Ðá, Chi uỷ xã Tân Duyệt tổ chức lễ truy điệu căm thù cho 12 chiến sĩ đấu tranh trực diện hy sinh. Hàng ngàn người thét vang khẩu hiệu “Ðả đảo quân phát xít dã man!” và thề quyết tiếp tục đấu tranh, không khuất phục quân thù. Ðây là cuộc đấu tranh chính trị trực diện mang tính điển hình của tỉnh Cà Mau về quy mô, tính chất quyết liệt và ý chí kiên quyết của lực lượng ta trước nanh vuốt quân thù.

Ban đấu tranh chính trị huyện Ðầm Dơi phát động phong trào học tập tinh thần bất khuất của Tô Thi Tẻ và các chiến sĩ đấu tranh trực diện vừa ngã xuống. Với tinh thần “Một người ngã, ngàn người xốc tới”, hàng vạn người trong tỉnh tiếp tục nhập thị tại Cà Mau lên án bọn giết người tàn bạo.

Chị Tô Thị Tẻ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, người thân xây dựng phần mộ của chị nơi quê nhà.

Nữ kiện tướng chiến hào

Ngày 1/12/1964, cô giáo Dương Thị Cẩm Vân mới 17 tuổi, được cấp trên chấp nhận bổ sung vào du kích xã Quách Văn Phẩm và được trang bị 1 khẩu súng trường Ðức để chị bắn tỉa. Ðây là niềm mơ ước từ lâu của người nữ đoàn viên thanh niên, chị hăm hở ra chiến hào của xã, thuộc hướng Bắc, từ ngã ba Cây Dương đến tiền đồn số 3 của địch tại Chi khu Ðầm Dơi.

Là phụ nữ nhưng Dương Thị Cẩm Vân luôn luôn đi đầu trong bao vây, uy hiếp địch, trong tiếp nhận các đoàn tiếp tế từ phía sau lên, giúp dân công đào chiến hào, kể cả trực tiếp cầm vá đào chiến hào ở những đoạn khó khăn. Chị nêu sáng kiến phát động Nhân dân quấn hàng ngàn mét con cúi bằng rơm, chằm hàng trăm cà vun chứa phân chuồng và lá dá, để un khói cho gió bay vào căn cứ địch. Bị khói độc, bọn địch rất hoảng sợ.

Khi phát hiện chiến hào của ta còn cách khoảng 100 m, địch cố sống cố chết phản kích lại ta. Hết pháo binh, không quân đến bộ binh, suốt ngày đêm không bao giờ ngớt tiếng bom đạn. Ðịch và ta giành nhau từng tấc đất. Lúc nào ta cũng quyết giữ vững trận địa, bám chặt chiến hào, bắn gục từng tên địch. Gian khổ, ác liệt nhưng lúc nào Dương Thị Cẩm Vân cũng cùng đồng đội bình tĩnh, gan dạ, chiến đấu ngoan cường.

Suốt hơn 30 ngày đêm vào cao điểm bao vây, chị Vân cùng đồng đội thức trắng, mắt và súng hướng vào quân thù. Xong ca trực, chị cùng anh em giúp dân công đào tiếp chiến hào để siết chặt vòng vây. Dù gió mưa, dù thiếu ăn, thiếu nước, thiếu ngủ, dù quân thù liên tục phản kích, có ngày đánh bật đến 7 lần địch phản kích, diệt hàng chục tên địch, chị và đồng đội vẫn giữ vững trận địa. Tất nhiên thương vong của ta cũng không phải ít, những lúc đó chị động viên anh em tranh thủ nghỉ ngơi, để chị ra chốt gác thay. Có lúc chị phải thay liên tục 2, 3 ca vì không đủ lực lượng. Có những lần bị lên cơn sốt, chỉ huy và đồng đội đề nghị chị lui về tuyến sau ít hôm nhưng chị không thể rời anh em khi cuộc chiến đấu còn ác liệt.

Ngày 20/3/1966, 4 tên địch từ tiền đồn số 3 mò ra, Dương Thị Cẩm Vân cùng đồng đội chờ chúng đến thật gần mới nổ súng. Cả 4 tên địch đền tội. Một mình Vân bắn chết 2 tên. 2 ngày sau, pháo binh của địch từ Chà Là, Giá Ngự bắn tấp nập vào trận địa ta rồi trực thăng ào đến. Quân ta bắn trực thăng. Dương Thị Cẩm Vân bắn rơi 1 chiếc. Thành tích này, chị được thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba.

Một chiến tích thật đặc biệt đối với chị Vân là chiều ngày 24/3/1966, sau nhiều lần máy bay và pháo binh của địch bắn phá ác liệt vào trận địa ta, 3 tên địch bò lên nóc lô cốt để quan sát động tĩnh. Ngay lập tức chị Vân phân công anh em bám chiến hào sẵn sàng chi viện, rồi một mình, chị lợi dụng địa hình che khuất, chọn vị trí thuận lợi nhất. Một phát bắn tỉa của chị làm 2 tên địch toi mạng. Hai ngày tiếp theo, địch cho 1 trung đội phản kích quyết liệt làm ta hy sinh 5 chiến sĩ. Trước tình thế nguy cấp, chỉ huy ra lệnh cho 2 chiến sĩ bí mật xuyên hông địch nhưng Vân tình nguyện đi thay. Dưới mưa đạn, chị lợi dụng địa hình quen thuộc, áp sát sườn địch và nổ súng. Loạt đạn đầu 3 tên địch đền tội. Bị bất ngờ, địch tháo chạy không kịp biết lực lượng ta nhiều hay ít. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, 21 giờ đêm 28/3/1966, Dương Thị Cẩm Vân được chi bộ tuyên bố kết nạp vào Ðảng tại trận địa và được bổ nhiệm giữ chức Trung đội trưởng Du kích xã Quách Văn Phẩm.

Ngày 31/3/1966, địch tổ chức 3 mũi, bí mật tập kích vào chiến hào của ta. Trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, chị cùng đồng đội dùng súng và lựu đạn đồng loạt tiêu diệt địch làm chết 7 tên, bị thương 1 tên khác, thu 4 súng carbin và 500 viên đạn, 12 quả lựu đạn.

Ðể diệt được nhiều địch trong công sự, Dương Thị Cẩm Vân đề xuất làm “Nạng giàn thun” bắn lựu đạn vào đồn lúc đêm tối. Ðịch vô cùng hoang mang vì không hiểu ta sử dụng loại vũ khí gì để pháo kích vào đồn. Sáng kiến rất hiệu quả này được phát triển và phổ biến đến nhiều nơi khác trong huyện.

Trung đội du kích xã Quách Văn Phẩm do Dương Thị Cẩm Vân chỉ huy còn phối hợp với đơn vị 330 tiến công tiền đồn 3, diệt tại chỗ 8 tên địch, bắt sống 3 tên, thu 10 súng. Riêng chị Vân bắt sống 2 tên, thu 2 súng.

 Qua cao điểm 100 ngày bao vây Chi khu Ðầm Dơi, với thành tích xuất sắc, chị Vân được cử đi dự đại hội mừng công Quân khu 9. Chị được báo cáo điển hình và được đánh giá là nữ du kích gan dạ, dũng cảm, mưu trí, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ lập thành tích xuất sắc nhất về số lượng đào chiến hào và là xạ thủ bắn tỉa diệt nhiều địch nhất. Ðại hội phong tặng chị danh hiệu “Nữ kiện tướng chiến hào”. Ðây là danh hiệu độc nhất vô nhị ở Cà Mau trong thời chống Mỹ.

Chuẩn bị Tổng tiến công mùa xuân 1968, đại bộ phận địa phương quân Ðầm Dơi được rút lên tỉnh, số còn lại Huyện đội chỉ đạo phối hợp với du kích xã Quách Văn Phẩm, do Dương Thị Cẩm Vân chỉ huy, tiến công đồn Cái Keo vào ngày 1/1/1968, sau 2 giờ chiến đấu quyết liệt, ta tiêu diệt đồn Cái Keo, làm chết 85 tên, bắt sống 12 tên, thu 95 súng, 3 máy PRC 25 và toàn bộ quân trang, quân dụng. Trong đó Dương Thị Cẩm Vân diệt 3 tên, bắt sống 1 tên, thu 3 súng.

Sau đó chị được Quân khu điều về Ðoàn 195 phục vụ Tổng tiến công tại Lộ Vòng Cung, tỉnh Cần Thơ. Ngày 6/5/1968, địch ném bom rải thảm tại ấp Vĩnh Viễn, huyện Châu Thành, Cần Thơ, chị Vân bị trúng bom hy sinh.

Trong thời gian cầm súng, chị trực tiếp chiến đấu 130 trận, diệt trên 50 tên địch, làm bị thương 21 tên, bắt sống 8 tên, thu hàng chục súng, bắn rơi 1 trực thăng. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, chị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVTND.

Nữ anh hùng Phan Thị Đẹt

Phan Thị Ðẹt, sinh năm 1929, quê quán xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, được Chủ tịch nước ký quyết định tuyên dương ngày 16/11/1978. Chị tham gia cách mạng với nhiệm vụ giao thông liên lạc thuộc Huyện đội Châu Thành, tỉnh Cà Mau, là đảng viên, được đề bạt cấp trung sĩ. Ban Chỉ huy Huyện đội Châu Thành giao cho chị vận chuyển vũ khí, tài liệu từ Cà Mau Nam qua Quốc lộ 1A về Cà Mau Bắc và ngược lại. Khi có yêu cầu thì vận chuyển vũ khí từ tỉnh về huyện Châu Thành.

Từ 1969-1975, cùng với chiếc xuồng be mười kèm gắn máy BS9, chị đã vận chuyển gần 40 tấn vũ khí, hơn 700 giạ gạo, nhiều thuốc men, nhu yếu phẩm khác và đưa cán bộ, thương binh công khai, hợp pháp đến nơi an toàn. Trong những năm cao điểm bình định ác liệt, địch phong toả gắt gao các tuyến sông, quyết cắt đứt đường vận chuyển của ta. Dù khó khăn đến mức nào, Phan Thị Ðẹt cũng vượt qua, giữ vững đường dây vận tải thông suốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Quá trình hoạt động công khai hợp pháp, chị phải tìm cách làm quen với bọn lính ở các đồn bót, phải chuẩn bị rượu, thịt, bạc tiền để trám họng bọn chúng khi cần thiết và phải xây dựng nhiều cơ sở nơi địa bàn hoạt động để được Nhân dân hỗ trợ và bảo vệ.

Có lần chị chở gần 10 tấn vũ khí trên một chiếc ghe, được nguỵ trang bằng muối hột như người đi bán muối. Trên đường đi, ghe bị rướn lên cừ. Ðường vắng, không người qua lại, chỉ một mình không tài nào đẩy ghe xuống nổi. Ðang loay hoay tìm cách thì một đoàn tàu sắt của địch chạy tới ghé lại định tra xét. Chị yêu cầu bọn lính tiếp đẩy ghe xuống với chị. Nhiều tên lính đẩy tiếp nhưng ghe vẫn mắc trên cừ. Tên chỉ huy kêu chị hãy đổ bớt muối xuống sông cho ghe nổi lên. Tình huống như ngàn cân treo sợi tóc. Chị than hoàn cảnh mẹ goá con côi phải đi bán từng ký muối kiếm tiền nuôi con, nếu đổ muối đi, con chị sẽ chết vì đói. Thấy chị nghẹn ngào nước mắt lưng tròng, tên chỉ huy ra lệnh buộc xuồng của chị vào tàu để kéo ra. Nhờ “nhập vai” giỏi, không những chị làm cho địch không chút nghi ngờ mà còn giúp đỡ rất tận tình để chị về đến căn cứ an toàn.

Trong năm 1972, chị nhận nhiệm vụ đưa 2 thương binh nặng từ Cà Mau Bắc về Cà Mau Nam. Bên trên xuồng be mười kèm được nguỵ trang bằng lá dừa nước, chị làm người đi chở lá mướn. Khi đi ngang qua đồn Vàm Chùa, xã Ðịnh Thành, địch bắt chị phải lôi lá lên bờ để lấy xuồng chở chúng qua sông. Chị nói với tên chỉ huy: “Xuồng đầy kéo hết lá lên lâu lắm, để tôi qua sông mượn xuồng khác đưa mấy ông đi mau hơn”. Tên chỉ huy gật đầu, chị chở 2 thương binh qua đậu bên sông rồi mượn xuồng khác đưa chúng đi. Thật hú hồn! Nếu không bình tĩnh và nhiều mưu mẹo làm sao chị thoát nạn, đưa thương binh về quân y an toàn được.

Trong trận Ðịa phương quân Châu Thành phục kích đánh đại đội bảo an của địch tại Cái Keo, xã Ðịnh Thành, khi chúng bung ra càn quét, cướp bóc. Quân ta tiêu diệt nhiều tên, số còn lại chạy tán loạn. Bộ đội ta hy sinh 2 đồng chí nhưng không lấy được xác, mỗi lần lực lượng ta đến tìm đều bị địch phục kích. Ðến ngày thứ ba, Ban Chỉ huy Huyện đội Châu Thành giao nhiệm vụ này cho Phan Thị Ðẹt. Không ngại hiểm nguy và hôi thúi, chị giả làm người đi kiếm củi trên chiếc xuồng gắn máy rồi bơi cặp theo mé sông Gành Hào.

Chị nhờ cơ sở hợp pháp nắm tình hình và khi nhận được ám hiệu địch đã về đồn ăn cơm, chị lập tức lao tới trận địa, rà dưới lưng tử thi vì sợ địch gài lựu đạn, sau đó dùng dây cột xác anh em kéo xuống mé sông. Nước lớn, xuồng nổi cao hơn mé bờ, chị không thể nâng xác lên nổi nên liền nhận xuồng rồi đưa 2 tử thi vào. Tát nước chưa kịp khô, chị đã nổ máy chạy về. Ðịch phát hiện bắn theo xối xả nhưng đó chỉ là hành động của kẻ vuốt đuôi lươn. Nước chảy siết, chị vượt qua sông Gành Hào, vào kinh Hai Hạt, đưa các anh đến nơi an táng chu đáo.

Chị Phan Thị Ðẹt là mẹ của 6 người con, vốn là phụ nữ nông thôn, chịu thương, chịu khó. 2 người con lớn chị cho đi bộ đội, 4 đứa con nhỏ từ 5-14 tuổi, chị gởi cho bà con hàng xóm nuôi hộ lúc chị không có ở nhà. Dù hoàn cảnh nào chị vẫn luôn thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, thể hiện tấm lòng người mẹ thương con không bờ bến. Cứ mỗi lần đi công tác xa, chị phải thức khuya dậy sớm may vá, giặt giũ quần áo, nấu cơm nước, lau chùi hầm hố tránh phi pháo thật khô ráo để sẵn cho các con. Chị dạy các con lớn phải biết thương yêu, đùm bọc các em nhỏ thay cho mẹ. Chị thường tâm sự với đồng đội: “Thực hiện nhiệm vụ mình không sợ hy sinh, gian khổ, nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất là các con còn quá bé nhỏ, dại khờ, nếu lỡ có bề gì, các cháu sẽ bơ vơ, không nơi nương tựa”. Ðồng đội luôn an ủi, động viên chị cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhưng có ai không nuốt nước mắt vào lòng cứ mỗi lần thấy chị phải gởi con để ra đi!

Vùng đất Ðầm Dơi kiên trung đã sản sinh những người con hiên ngang, oanh liệt làm rạng rỡ truyền thống bất khuất của cha ông. Tượng đài dù có hùng vĩ vẫn không thể hiện hết được sự hy sinh của biết bao phụ nữ Ðầm Dơi vì đại cuộc. Nhưng mãi mãi nơi đây vẫn là biểu tượng của niềm kính trọng thiêng liêng./.

Trường Sơn Ðông

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读