【xem lại bóng đá tối qua】Trước ồn ào "cần sự riêng tư" của Trấn Thành, CGV đang làm ăn ra sao?
Trấn Thành đang bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội khi được cho là ứng xử mất điểm trong lúc xếp hàng mua vé xem phim. Cụ thể,ướcồnàoquotcầnsựriêngtưquotcủaTrấnThànhCGVđanglàmăxem lại bóng đá tối qua anh V. đang xếp hàng mua vé tại một cụm rạp CGV ở quận 1 (TPHCM) thì Trấn Thành đến và yêu cầu nhân viên còn bao nhiêu vé bán hết cho anh.
Anh. N.V. cho biết đã đợi từ trước và đề nghị Trấn Thành nhường mua 2 vé. Tuy nhiên, nam nghệ sĩ không đồng ý, đáp: "Anh cần sự riêng tư em ơi". Kết quả, anh V. không mua được vé và phải bỏ về.
Sau ồn ào trên, chiều nay, fanpage cụm rạp CGV nhận về "bão" đánh giá 1 sao từ cộng đồng mạng. "Sự riêng tư" cũng trở thành từ khóa "nóng".
Trước khi có ồn ào "bao rạp phim", "cần sự riêng tư" của Trấn Thành, Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam - chủ sở hữu cụm rạp CGV - vừa trải qua một năm thành công nhờ sự phục hồi mạnh của thị trường phim chiếu rạp sau Covid-19.
Báo cáo tài chính của Công ty TNHH CJ CGV (Hàn Quốc) ghi nhận doanh thu của CGV Việt Nam năm 2022 đạt gần 150 tỷ won, tương đương 2.809 tỷ đồng. Doanh nghiệplãi hoạt động 10,2 tỷ won, tương đương 191 tỷ đồng. Trong khi đó, chuỗi rạp chiếu phim này lỗ ròng lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2020 và 2021 và phải đóng bớt một số cơ sở chiếu phim.
Còn trước đại dịch, giai đoạn 2016-2019, mỗi năm CGV Việt Nam thu về đều đặn trên 2.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2016, doanh thu đạt 2.140 tỷ đồng, lãi ròng 93 tỷ đồng. Số thu của năm 2017 là 2.623 tỷ đồng, lãi 106 tỷ đồng; của năm 2018 là 2.880 tỷ đồng nhưng lỗ 38 tỷ đồng.
Cá biệt năm 2019, doanh thu chủ chuỗi rạp CGV ghi nhận tăng trưởng 29%, đạt 3.708 tỷ đồng và báo lãi 122 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi thành lập.
CJ CGV là chuỗi rạp chiếu phim multiplex lớn nhất tại Hàn Quốc, bắt đầu kinh doanhchiếu phim từ năm 1995. Doanh nghiệp này vào Việt Nam từ năm 2011, khi mạnh tay chi hơn 70 triệu USD thâu tóm gần như toàn bộ Công ty Envoy Media Partners (EMP).
Thời điểm đó, EMP đang là chủ sở hữu 80% vốn tại cụm rạp chiếu phim MegaStar, với thị phần chiếu phim khoảng 60% tại Việt Nam. 20% vốn còn lại nằm trong tay Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC). Đến cuối năm 2013, CJ CGV Hàn Quốc chuyển đổi thương hiệu MegaStar tại Việt Nam thành CGV.
Tại thời điểm CJ CGV mua lại MegaStar, hệ thống chiếu phim của thương hiệu này chỉ có 7 rạp chiếu với 54 phòng chiếu. Đến cuối năm 2022, CGV Việt Nam đã mở rộng ra 83 rạp với 483 phòng chiếu. Đơn vị này vẫn giữ vững vị thế chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam khi nắm 51% thị phần.