【số liệu thống kê về getafe gặp osasuna】15 đại gia ôm 18 tỷ USD, ai là 'vua tiền mặt'?
Ôm tỷ USD thu về gần nghìn tỷ đồng tiền lãi
Lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn ở mức cao trong khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu bứt phá trở lại. Nhiều doanh nghiệp giữ một lượng tiền mặtvà gửi ngân hàng rất lớn,đạigiaômtỷUSDailàvuatiềnmặsố liệu thống kê về getafe gặp osasuna mang về vài trăm tỷ cho tới gần 1.000 tỷ đồng nửa đầu năm 2023.
Theo báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) do ông Nguyễn Đức Tài làm Chủ tịch, tới cuối tháng 6/2023, lượng tiền mặt và gửi ngân hàng tăng mạnh lên mức 24.400 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho giảm mạnh. Đây là giai đoạn doanh nghiệp bán lẻ điện máy giữ lượng tiền mặt nhiều kỷ lục.
Gần 20.980 tỷ đồng trong số này là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn để hưởng lãi suất.
Cũng theo báo cáo, Thế Giới Di Động có doanh thu hoạt động tài chính trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt gần 945 tỷ đồng, trong đó phần lớn đến từ tiền lãi gửi ngân hàng, gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.
Khoản tiền này đóng góp lớn vào lợi nhuận của doanh nghiệp trong bối cảnh MWG bước vào cuộc chiến giảm giá để giữ thị phần giữa lúc sức cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa giảm mạnh đối với các mặt hàng không thiết yếu.
Tương tự, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ghi nhận tổng tiền mặt và và gửi ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 29.230 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2023, tương đương gần 40% tài sản của công ty. Qua đó mang về cho doanh nghiệp này gần 763 tỷ đồng tiền lãi trong nửa đầu năm, tương ứng mỗi ngày nhận gần 3 tỷ đồng.
Tập đoàn FPT do ông Trương Gia Bình làm Chủ tịch ghi nhận tổng tiền mặt và gửi ngân hàng tới cuối quý II là 26.688 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cuối quý trước đó, chiếm khoảng 44% tổng tài sản. Lượng tiền này mang về cho FPT hơn 753 tỷ đồng tiền lãi trong nửa đầu năm, tương đương 17% lợi nhuận trước thuế trong kỳ.
Tuy nhiên, FPT cũng phải chi hơn 360 tỷ đồng lãi vay trong 6 tháng. Tới cuối quý II, tổng nợ vay tài chính của tập đoàn là hơn 19.500 tỷ đồng, tăng gần 1,7 lần so với cuối quý I. Trong đó đa số là nợ vay ngân hàng.
Trước thềm khởi công Sân bay Long Thành, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) báo cáo, tính đến cuối quý II, doanh nghiệp có hơn 31.270 tỷ đồng tiền mặt gửi ngân hàng (chiếm gần nửa tài sản của ACV). Khoản tiền gửi này giúp mang về hơn 828 tỷ đồng trong nửa đầu năm cho Tổng công ty.
Ở chiều ngược lại, ACV có nợ vay tài chính ở mức 11.364 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ dài hạn.
Quán quân là Bảo Việt, PV GAS bứt phá, họ Vin giảm mạnh tiền mặt
Tuy nhiên, những con số trên chưa thấm vào đâu nếu so với quán quân là Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Ông lớn ngành bảo hiểm có hơn 113.260 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, chưa tính tới 83.267 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ở mục dài hạn. Tổng cộng, BVH có khoản tiền gửi ngân hàng lên tới 120.400 tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm 2023, BVH có doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 6.737 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 4.787 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đây là khoản chính giúp BVH có lãi hơn 933 tỷ đồng, bù đắp được khoản lỗ gần 870 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các chi phí khác.
Một doanh nghiệp cũng ghi nhận tiền mặt và tiền gửi tăng mạnh và xếp thứ 2 trên thị trường là Tổng công ty khí Việt Nam - PV GAS (GAS)
PV GAS ghi nhận số tiền “đút két” lên tới 40.767 tỷ đồng, trong đó có hơn 28.268 tỷ đồng tiền gửi có lãi. Tiền đút két của GAS chiếm gần phân nửa tổng tài sản của doanh nghiệp này và tăng khoảng 3.900 tỷ đồng so với cuối quý I.
Tuy nhiên, GAS cũng ghi nhận tổng nợ phải trả hơn 20.796 tỷ đồng, trong đó vay nợ hơn 6.000 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp có lượng tiền mặt và tiền gửi lớn tính tới cuối tháng 6/2023 gồm: Tập đoàn Hòa Phát - HPG với 36.101 tỷ đồng (giảm so với đỉnh cao 38.911 tỷ đồng cuối quý III/2021); Vingroup - VIC với 23.011 tỷ đồng (giảm so với 28.700 tỷ đồng thời điểm cuối quý III/2021); Sabeco- SAB với 22.381 tỷ đồng (giảm so với 23.500 tỷ đồng cuối quý III/2021); Vinamilk- VNM với 20.650 tỷ đồng (giảm so với 22.400 tỷ đồng cuối quý III/2021); Vinhomes- VHM có 9.085 tỷ đồng (giảm so với 15.900 tỷ đồng cuối quý III/2021).
Tổng cộng 15 doanh nghiệp lớn có lượng tiền mặt và tiền gửi tính tới cuối tháng 6/2023 đạt hơn 430.200 tỷ đồng (tương đương 18 tỷ USD).
Trong đó, 1 doanh nghiệp có trên 100.000 tỷ đồng là Bảo Việt. 9 doanh nghiệp khác có trên 20.000 tỷ đồng, gồm: PV GAS, Hòa Phát, ACV, Lọc hoá dầu Bình Sơn, FPT, Thế Giới Di Động, Vingroup, Sabeco, Vinamilk.
Các doanh nghiệp có lượng tiền mặt và tiền gửi trên 10.000 tỷ đồng gồm: Viettel Global (17.815 tỷ đồng); Petrolimex (16.514 tỷ đồng); VEAM (14.992 tỷ đồng). Hai doanh nghiệp có dưới 10.000 tỷ đồng là Vinhomes (9.085 tỷ đồng) và Novaland (4.087 tỷ đồng).
Riêng Novaland mức tiền mặt và tiền gửi giảm mạnh so với 22.167 tỷ đồng cuối quý III/2022.
Có thể thấy, mặc dù lãi suất huy động của các ngân hàng giảm trong kỳ nhưng vẫn ở mức cao và qua đó đem lại một lượng tiền lãi lớn cho các doanh nghiệp rủng rỉnh tiền mặt. Tuy nhiên, tiền lời từ ngân hàng không góp phần giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận.
Đa số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi. Lĩnh vực bất động sản trầm lắng, ngành dầu khí chứng kiến giá dầu giảm. Thép tiêu thụ chậm. Tiêu dùng, bán lẻ cũng suy yếu.
Riêng Vingroup và Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh cho dù tiền mặt giảm. Các doanh nghiệp của ông Vượng ghi nhận nguồn thu chính từ các dự án bất động sản lớn trước đó.
Theo báo cáo tài chính, phần lớn các ngân hàng ghi nhận lượng tiền gửi của khách hàng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm khi mà lãi suất huy động có nhiều lần được điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Lợi nhuận của hầu hết ngân hàng đều tăng trưởng chậm lại, trong khi nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Tiền mặt là 'vua’, ông lớn đút két tỷ USD, vượt tỷ phú Phạm Nhật VượngNhiều doanh nghiệp có lượng tiền mặt “đút két” rất lớn, thậm chí vượt các doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Đây là lợi thế trong bối cảnh lãi suất lên cao và câu chuyện thiếu tiền mặt được nói đến khắp nơi.