【stuttgart – darmstadt】Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong công tác thu hồi nợ thuế
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:05:15 评论数:
Hải quan Hà Nam Ninh: Chủ động gặp doanh nghiệp để tháo gỡ,ếnnghịtháogỡvướngmắctrongcôngtácthuhồinợthuếstuttgart – darmstadt khó khăn, vướng mắc | |
Ngành Hải quan thu hồi nợ thuế đạt 302,6 tỷ đồng | |
Nhiều vướng mắc về XNK hàng hoá đặc thù được Hải quan TPHCM tháo gỡ cho doanh nghiệp | |
Hải quan TPHCM đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho hơn 100 doanh nghiệp | |
Ngành Hải quan: Tháo gỡ trực tiếp các vướng mắc của doanh nghiệp |
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra nguyên liệu NK qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H |
Theo Cục Hải quan TPHCM, cuối năm 2020, tổng số nợ thuế của Cục Hải quan TPHCM giảm gần 30 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2019 và khoản nợ thuế thuộc diện khó thu hồi cũng giảm mạnh trên 37 tỷ đồng, hiện chốt ở con số trên 1.300 tỷ đồng. Mặc dù, Cục Hải quan TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp đốc thu quyết liệt, nhưng số nợ thu hồi hiệu quả chưa cao, do đa số doanh nghiệp nợ thuế không còn hoạt động. Đáng chú ý, một số chi cục đã có cách đốc thu sáng tạo quyết liệt, bước đầu có hiệu quả, nhưng so với số nợ thuế thực tế, kết quả thu hồi còn khiêm tốn.
Để thu hồi nợ thuế hiệu quả, Cục Hải quan TPHCM đề xuất giải pháp, trường hợp chủ sở hữu của doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, có số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đang được tổ chức phát lương, có thu nhập, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phương tiện xe cơ giới… cơ quan Hải quan có văn bản gửi chủ sở hữu doanh nghiệp đề nghị trong thời hạn 5 ngày làm việc cung cấp chứng từ chứng minh đã góp đủ phần góp vốn. Hết thời gian qui định, nếu chủ sở hữu không chứng minh đã góp đủ phần vốn cam kết góp, cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân chủ sở hữu (trích tài khoản tiền gửi, trích lương, kê biên bán đấu giá tài sản) để thanh thoán tiền thuế nợ của doanh nghiệp. |
Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, từ thông tin xác minh tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp nợ thuế, đơn vị đã ban hành 166 quyết định cưỡng chế, với số tiền trích nộp ngân sách nhà nước trên 3 tỷ đồng. Đáng chú ý, có nhiều trường trường hợp nợ chây ỳ nhiều năm, thậm chí hàng chục năm đã được thu hồi bằng giải pháp quyết liệt nêu trên như: trường hợp Công ty TNHH Đức Phương từ năm 2000, cơ quan Hải quan đã trích gần 800 triệu đồng từ tài khoản ngân hàng; Doanh nghiệp tư nhân Lê Thị Chỉ, nợ thuế từ năm 2007 đã bị trích tài khoản thu hồi trên 270 triệu đồng; Doanh nghiệp tư nhân Đức Dũng, nợ thuế từ năm 2005, bị trích tài khoản trên 110 triệu đồng...
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Quyết định 924/QĐ-TCHQ ngày 27/3/2020 về việc giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn năm 2020; số thu hồi/xử lý nợ của Cục Hải quan TPHCM thu hồi nợ thuế đạt 86,29 tỷ đồng.
Đối với số nợ chuyên thu, đơn vị thu hồi đạt kết quả khả quan. Tính đến thời điểm 30/9/2020 (thời điểm hệ thống kế toán tập trung thực hiện khóa sổ kế toán), tổng số nợ đã thu hồi và xử lý được của các tờ khai phát sinh trước năm 2020 của tất cả các nhóm nợ của Cục Hải quan TPHCM đạt kết quả khả quan. Nợ chuyên thu đạt 107,99 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nợ có khả năng thu đạt 86,29 tỷ đồng.
Theo Cục Hải quan TPHCM, có 4 biện pháp cưỡng chế gồm: Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ. Các biện pháp này gần như không thực hiện được hoặc thực hiện hiệu quả rất thấp, do phần lớn doanh nghiệp nợ thuế là các công ty trách nhiệm hữu hạn, quá trình xác minh thông tin về tài sản, thu nhập khó khăn, và khi xác minh được thì trong tài khoản không có tiền để trích hoặc doanh nghiệp không còn tài sản để khấu trừ…
Còn biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề được thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả, do cơ quan Hải quan chỉ mang tính phối hợp, cơ quan quyết định thực hiện là cơ quan Thuế và Sở kế hoạch và Đầu tư.
Để khắc phục khó khăn trên, Cục Hải quan TPHCM đã có văn bản trao đổi với Sở kế hoạch và Đầu tư TPHCM, đồng thời cũng đã báo cáo Tổng cục Hải quan vướng mắc trong việc thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, Cục Hải quan TPHCM cũng báo cáo, đề xuất Bộ Tài chính sớm có cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý thuế (hải quan, thuế) với các cơ quan chức năng là Bảo hiểm xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý chuyên ngành khác để phục vụ cho công tác xác minh thu thập thông tin người nộp thuế để tiến hành đốc thu thuế có hiệu quả.
Bên cạnh đó, đối với nợ khó thu thuộc diện xóa nợ theo Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 2/12/2013, hiện tại Cục Hải quan TPHCM đang xử lý nợ thuế của 3 doanh nghiệp trực thuộc UBND TPHCM quản lý, tổng số nợ 17,340 tỷ đồng. Theo Cục Hải quan TPHCM, đây là khoản nợ không có khả năng thu hồi, đã có Quyết định thành lập Ban thanh lý giải thể, nhưng chưa có quyết định giải thể chính thức.
Vướng mắc phát sinh hiện nay, phía cơ quan quản lý doanh nghiệp nợ thuế không đồng ý xác nhận giải thể đối với các doanh nghiệp trên, không cung cấp được Quyết định giải thể chính thức, do vậy hồ sơ nợ của 3 doanh nghiệp trên không thể thực hiện xóa nợ theo quy định.
Ngoài ra, các khoản nợ được giao thu hồi, xử lý phần lớn là nợ do ấn định thuế phát sinh trong quá trình kiểm tra sau thông quan, việc thực hiện thu thập xác minh thông tin còn bị hạn chế nhiều (do phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan chức năng khác như đã nói ở trên) nên dẫn đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế gặp khó khăn trong khi các khoản nợ đó lại chưa đủ điều kiện để chuyển loại nợ (sang nợ khó thu).
Cục Hải quan TPHCM cho biết, trong quý I/2021 đơn vị sẽ xử lý xong 2 khoản nợ thuế của Công ty TNHH Long Sơn Nguyễn và Công ty TNHH Hoàng Phước Minh nêu trên, số nợ thuế có khả năng thu của Cục Hải quan TPHCM chỉ còn khoảng 300 tỷ đồng, chiếm 0,28% tổng thu ngân sách năm 2020, đã tính cả nợ phát sinh mới trong năm 2020.