【trận úc hôm nay】Khát vọng của một người Huế ở xứ ngàn hoa
Hồn Huế giữa Đà Lạt
Cũng như nhiều công dân được sinh ra,átvọngcủamộtngườiHuếởxứngàtrận úc hôm nay lớn lên ở ấp Ánh Sáng (P.1 TP Đà Lạt, Lâm Đồng), ông Trần Vinh (cha là người Phú Bài, Hương Thủy, mẹ ở Kế Môn, Điền Môn, Phong Điền) luôn đau đáu mình là người gốc Huế. Có lẽ vì vậy mà người đàn ông cao cao, gầy gầy với đôi mắt sáng toát lên vẻ nghị lực, chỉ mới về quê mấy lần, tổng cộng có mấy ngày, nhưng rặt Huế từ giọng nói, suy nghĩ đến tính cách. “Những người như tui không chỉ mang dòng máu của cha mẹ, ông bà, mà còn được nuôi lớn bằng sự dạy dỗ không quên nguồn cội”. Những người Huế xa xứ, khi lập ấp Ánh Sáng, việc mà họ cho là rất quan trọng phải làm, là xây dựng đình ấp (và bầu người uy tín làm trưởng ấp), để “cất giữ” những phong tục, tập quán và linh hồn của quê nhà, đồng thời để con cháu có đi đâu cũng về tế đình vào dịp 16 tháng Giêng hàng năm. Điều này khiến họ giữ được tình cảm gần gũi, đặc biệt là sự gắn kết trong tâm linh. “Do vậy, cho dù thời gian có trôi qua, biết bao khó khăn, trở ngại nhưng những người trong ấp vẫn thương yêu đùm bọc, sát cánh, nương tựa vào nhau cùng làm ăn, cùng phát triển, tình cảm tốt đẹp”.
TS. Nguyễn Lân Hùng trao đổi với nông dân Dak Lak về cây Macadamia Ảnh: Nguyễn Lê Hoa |
Ấp Ánh Sáng là một trong những làng người Huế ở TP Đà Lạt, được thành lập năm 1945, ban đầu với 36 căn nhà, kiến trúc giống nhau, nhà trệt một gác, mặt tiền 12,5m. Đến nay, ấp có khoảng 200 căn nhà. Năm 2007, tỉnh Lâm Đồng có chủ trương và thực hiện giải tỏa ấp Ánh Sáng để chỉnh trang đô thị (xây dựng công viên và trung tâm thương mại), đã thực hiện giải tỏa hai đợt, năm 2007 và 2008. Sắp tới, phần còn lại của ấp, sẽ tiếp tục giải tỏa. Dự kiến số tiền đền bù giải tỏa xong là 400 tỷ đồng. |
Hầu hết người dân ấp Ánh Sáng sống bằng nghề làm nông, số ít buôn bán. Với bản tính ham học hỏi, cần cù chịu thương chịu khó của người Huế, nên từ những bàn tay trắng, dần dần gây dựng cơ nghiệp, nuôi con học hành, thành đạt. “Gia đình tui, hồi mới vào đây đi làm vườn thuê. Vậy mà sau 4 năm, cha mẹ mua được nhà, năm thứ 5 mua được hai mảnh vườn, sau đó tiếp tục mua xe tải vận chuyển hàng vào Sài Gòn, cuộc sống rất ổn định, khấm khá”. Chấp hành chủ trương giải tỏa của Nhà nước, người dân ấp không khỏi ngậm ngùi khi phải rời bỏ mái nhà chung sâu lắng hồn Huế từ nếp sống, nếp suy nghĩ, cung cách cư xử đến phong tục và sự gắn bó tình cảm... Làm sao để linh hồn làng Huế được giữ mãi trong trái tim và khát vọng của mình, là điều mà ông Trần Vinh trăn trở. Để rồi từ đó, Công ty TNHH Ánh Sáng Vinh Hòa ra đời. Dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, trồng giống cây macadamia (gọi tắt là cây mac-ca), một giống cây có giá trị kinh tế cao, được giám đốc Trần Vinh đặt tên là “Dự án Ánh sáng”!
Khát vọng Ánh Sáng
Con đường từ TP Đà Lạt đến Khu vực triển khai Dự án gồm 100 ha đất rừng (thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) mà Công Ty TNHH Ánh Sáng Vinh Hòa đang sử dụng trồng cây mac-ca, chỉ hơn 10 km, nhưng chạy xe máy phải mất gần 1 giờ đồng hồ với những cú xốc nảy người. “Tài xế” là người quen đường, nhưng cũng phải khéo léo giữ tay lái thật vững, chậm chạp lách qua lách lại giữa vô số ổ gà ổ voi, con lươn con lạch chi chít trên suốt chặng đường.
Ông Trần Vinh với cây mac-ca trong vườn thử nghiệm. Ảnh: Võ Trang |