当前位置:首页 > World Cup

【kết quả bóng đá hoffenheim】Dồn lực chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử

Dồn lực chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử
Nguồn: Tổng cục Quản lý thị trường Đồ họa: Văn Chung

PV:Cùng với sự phát triển vượt bậc của các phương thức kinh doanh bán hàng qua mạng và các sàn TMĐT, thời gian qua người tiêu dùng phản ánh về tình trạng bị lừa đảo mua phải hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Ông bình luận thế nào về thực trạng này?

Dồn lực chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử
Ông Nguyễn Đức Lê

Ông Nguyễn Đức Lê: Bên cạnh sự phát triển tích cực, TMĐT cũng tồn tại một số yếu tố tiêu cực, tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn nhiều phức tạp. Hiện nay tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng công khai trên các trang website TMĐT, đặc biệt các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội... thực sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến môi trường kinh doanh chung và niềm tin của người tiêu dùng.

Theo thống kê, chỉ tính trong năm 2023, lực lượng QLTT cả nước phối hợp với lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 676 vụ vi phạm; xử phạt hành chính hơn 10 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu hơn 5 tỷ đồng. Mới đây, lực lượng QLTT chuyển cơ quan điều tra khởi tố 2 bị can trong vụ buôn bán hàng giả là thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội tại Hà Nội, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững tại Việt Nam.

Đề cao vai trò của người tiêu dùng

Theo ông Nguyễn Đức Lê, để Đề án 319 đạt hiệu quả như mong muốn thì vai trò của người tiêu dùng là rất quan trọng và cần được đề cao. Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nói chung và trên không gian mạng nói riêng, người tiêu dùng phải thực sự là "mắt xích" quan trọng, phải trở thành người tiêu dùng thông thái. Điều đó không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn góp phần làm lành mạnh thị trường hàng hóa, bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, kết quả nói trên còn chưa phản ánh được thực trạng vi phạm trên TMĐT. Các hành vi vi phạm trên không gian mạng, các sàn TMĐT diễn ra ngày càng tinh vi, gây ra khó khăn, thách thức đối với cơ quan chức năng, bảo vệ pháp luật.

PV:Ông có thể chia sẻ rõ hơn về thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ hiện nay để người dân có thể nắm bắt và nêu cao cảnh giác?

Ông Nguyễn Đức Lê:Trên không gian mạng hiện nay có rất nhiều hình thức vi phạm liên quan đến TMĐT. Vi phạm điển hình là bán hàng giả của các nhãn hàng lớn liên quan đến hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử... Bên cạnh đó, tình trạng rao bán vũ khí, công cụ hỗ trợ, các thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị, phá sóng... thậm chí là ma túy, chất kích thích đã và đang diễn ra tràn lan.

Tuy nhiên, việc điều tra, phát hiện vi phạm trên nền tảng TMĐT gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do các đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website TMĐT là mẫu hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng. Việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch TMĐT, hàng hóa giao dịch còn gặp nhiều khó khăn.

Các đối tượng kinh doanh bán hàng giả, hàng nhái qua mạng thường có quy mô nhỏ lẻ (không có sẵn hàng hoặc cất giấu hàng ngay tại chỗ ở) nên rất khó phát hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Khó khăn nữa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây, mà hàng hóa vi phạm sau khi qua biên giới được các đối tượng tập kết tại các kho hàng đặt tại nơi hẻo lánh, ít người qua lại, hoặc tại nhà riêng, sau đó các đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh (mạng xã hội, các sàn TMĐT), hàng hóa sau đó được vận chuyển qua các công ty bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận tay người tiêu dùng.

PV:Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ doanh nghiệp chân chính, năm 2024, cơ quan chức năng có giải pháp hữu hiệu nào đề phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Lê:Chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, TMĐT là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên TMĐT phải coi mạng xã hội, các sàn TMĐT là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Trước mắt, cơ quan chức năng phải siết chặt hoạt động cấp phép cho các sàn, gian hàng trên các sàn từ đó kiểm soát chất lượng hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp cũng như xây dựng môi trường TMĐT lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong năm 2024 này, để phòng, chống và ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên TMĐT, các lực lượng chức năng cần “chung tay” dồn lực thực hiện có hiệu quả Quyết định 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án đã sửa đổi, bổ sung và khắc phục được những khoảng trống pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm.

Bên cạnh đó, Đề án 319/QĐ-TTg còn góp phần bảo đảm hoạt động TMĐT diễn ra minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững tại Việt Nam.

PV:Xin cảm ơn ông!

Sàn thương mại điện tử chủ động bảo vệ thương hiệu

Trước vấn nạn hàng giả trên TMĐT, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ông Phan Mạnh Hà - đại diện sàn thương mại điện tử Shopee khẳng định, Shopee luôn tôn trọng và cam kết bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại Việt Nam của các chủ thể quyền theo các quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ. Shopee cũng triển khai cơ chế tố cáo/báo cáo vi phạm và xử lý tố cáo. Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng tính năng tố cáo trên ứng dụng di động Shopee để gửi báo cáo về sản phẩm hoặc hành vi vi phạm hàng giả/nhái bất cứ lúc nào. Bộ phận kiểm duyệt sẽ tiếp nhận thông tin và có cơ chế xử lý nếu nội dung và bằng chứng tố cáo chính đáng.

Các đăng bán và nhà bán hàng vi phạm sẽ bị áp dụng chính sách chế tài từ Shopee từ mức độ nhẹ (nhắc nhở, yêu cầu gỡ bỏ đăng bán) đến mức độ nặng nhất (xóa bỏ đăng bán, khóa tài khoản vĩnh viễn) tùy theo vi phạm...

Bà Vũ Thị Minh Tú - Đại diện sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada cũng cho biết, hiện tại Lazada đang chú trọng thực hiện chính sách bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ; tập huấn nhà bán hàng về chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ; áp dụng công nghệ quản trị sàn. Thời gian qua, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng, chống hàng giả, Lazada đã hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và các thương hiệu. Trong đó, hợp tác và ký kết Biên bản ghi nhớ với các cơ quan thực thi pháp luật (Cục Sở hữu trí tuệ - DIP) tại Thái Lan, Văn phòng Sở hữu trí tuệ Philippines (IPOPHL), Cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA), Bộ Thương mại và Các vấn đề người tiêu dùng (MDTCA) tại Malaysia…

分享到: